Nội dung bài viết
Dấu hiệu bị tiêu chảy ở trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh và trẻ 5 tháng tuổi chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy bé 5 tháng bị tiêu chảy có thể do một trong 3 nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
- Không dung nạp lactose, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa lactose, khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.
- Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt nên bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy, chẳng hạn khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức hay một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mặc dù là bệnh dễ điều trị nhưng lại có diễn biến khó lường và nguy hiểm, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu để điều trị kịp thời. Các biểu hiện trẻ 5 tháng bị tiêu chảy như sau:
Trẻ bị đi ngoài nhiều hơn bình thường: Đây là dấu hiệu căn bản nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Bình thường mỗi ngày trẻ sẽ đi tiêu từ 1 – 2 lần, khi trẻ đi ngoài dạng phân lỏng từ 3 lần trở lên là dấu hiệu bị tiêu chảy.
Phân lỏng: Mẹ cần quan sát phân của trẻ để biết được nguyên nhân gây bệnh. Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng, dạng nước, có bọt, nhầy, mùi tanh. Nếu trẻ đi ngoài có kèm máu rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường ruột.
Buồn nôn: Bé bị tiêu chảy do tụ cầu hoặc Rota thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn ói vài lần mỗi ngày hoặc liên tục.
Sốt: Trẻ bị tiêu chảy có thể kèm theo biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, mặc dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn tái diễn nhiều lần.
Ngoài ra, trẻ có thêm các biểu hiện như mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú…
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ 5 tháng bị tiêu chảy tại nhà
Làm gì khi trẻ 5 tháng bị tiêu chảy là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh nếu chẳng may con em mình gặp tình trạng bệnh lý này. Tiêu chảy sẽ làm trẻ bị mất nước, mất điện giải vì vậy điều cần chú ý nhất là bù lượng nước và điện giải bị mất. Bên cạnh đó, nếu trẻ có biểu hiện sốt cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Để chủ động trong cách điều trị trẻ 5 tháng bị tiêu chảy, mẹ cần làm theo hướng dẫn sau:
- Bù nước: Biện pháp bù nước lúc này có thể là uống dung dịch oresol sau mỗi lần bé đi ngoài. Lưu ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá và tăng sức đề kháng cho trẻ hỗ trợ bé phục hồi. Những bé bú sữa công thức có thể giảm lượng sữa công thức và tăng lượng sữa mẹ.
Sữa mẹ chính là thực phẩm tốt nhất cho bé nếu chẳng may bé bị đi ngoài. Nếu bé 5 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm thì nguyên nhân tiêu chảy có thể do trẻ bị thay đổi chế độ ăn, mẹ có thể tạm ngưng cho trẻ ăn dặm và bú sữa mẹ lại như cũ. - Hạ sốt: Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, mẹ phải tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách lau người bằng nước ấm (nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C). Nếu sốt trên 39 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol với tỷ lệ 10 - 15 mg/ kg, cách 4 - 6 giờ/lần.
- Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột từ đó giúp bé mau chóng khỏi tiêu chảy kèm sốt. Mẹ nên chọn các loại men vi sinh chất lượng, các sản phẩm bác sĩ khuyên dùng.
5 cách chữa tiêu chảy cấp tốc bằng bài thuốc dân gian
1. Gạo lứt rang
Mẹ mua gạo lứt, lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ rồi cho bé dùng dần.Mẹ lấy khoảng 100 gam gạo lứt rang nấu với 2 lít nước và chút muối đến khi gạo chín nhừ thì chắt nước gạo để cho bé uống.
2. Cà rốt
Cà rốt được xem là thực phẩm có khả năng trị tiêu chảy khá tốt, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lượng lớn chất Pectin có trong cà rốt khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột, giúp hạn chế được tiêu chảy.
Mặt khác, cà rốt còn nhiều muối khoảng, đặc biệt là kali có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy.
Vì vậy, nước ép cà rốt trị tiêu chảy rất hiệu quả, mẹ chỉ cần luộc chín cà rốt và ép lấy nước cho trẻ dùng dần. Ngoài ra, mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên, sau đó nấu nước và thêm vào chút muối cho bé uống để cầm tiêu chảy.
3. Chuối tiêu xanh
Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
4. Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
5. Gừng tươi nướng
Với trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài phân sống mẹ sử dụng gừng tươi rửa sạch, nướng cho chín. Sau đó gọt bỏ vỏ ngoài, loại bỏ các vết cháy. Cắt gừng thành từng lát nhỏ, cho vào cốc nước nóng và cho trẻ uống như nước trà.
Tiêu chảy có thể tự điều trị tại nhà và khỏi sau vài ngày nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của bé. Đặc biệt đối với trẻ 5 tháng bị tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.
Cha mẹ cũng cần chủ động cho trẻ uống vắc xin ngừa tiêu chảy do virus rota gây ra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.