Phụ Nữ Sức Khỏe

Xử lý các bất thường hay gặp ở vùng kín bé trai

Các dị dạng ở vùng bìu dễ nhận biết, tuy nhiên, đó là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Có bắt buộc phải mổ không?

Các dị dạng ở vùng bìu dễ nhận biết, tuy nhiên, đó là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Có bắt buộc phải mổ không? Và quan trọng là khi nào thì phải mổ? Các phụ huynh có khá nhiều băn khoăn trước những bất thường ở vùng này.

Thoát vị bẹn - Nang thừng tinh - Tràn dịch màng tinh hoàn

Đây là các bất thường hay gặp nhất ở trẻ em có cùng biểu hiện là “bìu to” và hai bên không cân đối. Cả ba bệnh lý trên là biểu hiện khác nhau của cùng một tình trạng “còn ống phúc tinh mạc” do ống từ ổ bụng thông với bìu không được đóng lại hoàn toàn trong thời kỳ bào thai.

Biểu hiện của bệnh

Thoát vị bẹn: Bìu to lên, mất cân đối mỗi khi trẻ khóc hoặc chạy nhảy, thường là không đau, sau đó lại có thể tự xẹp đi khi nằm. Khi khám sờ thấy lỗ thoát vị rộng, có thể thấy quai ruột tụt xuống bìu.

Cần lưu ý rằng, thoát vị cũng gặp ở trẻ gái với biểu hiện là vùng môi lớn phình to lên, mất cân đối so với bên kia, thường xuất hiện khi gắng sức như khi trẻ khóc, chạy nhảy... sau đó tự xẹp đi khi nằm. Thường gặp là tình trạng buồng trứng và vòi trứng thoát vị xuống môi lớn. Nếu nghẹt, trẻ sẽ rất đau, cần mổ cấp cứu để tránh hoại tử.

Tràn dịch màng tinh hoàn: Bìu to thường xuyên, liên tục, mất cân đối ngay từ sau đẻ. Không đau. Sờ có dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn. Siêu âm giúp xác định chẩn đoán.

Nang thừng tinh: Bìu to thường xuyên, liên tục, mất cân đối ngay từ sau đẻ, không đau, có thể sờ thấy “ba hòn”. Siêu âm giúp xác định chẩn đoán.

Ẩn tinh hoàn là dị tật sinh dục bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ em.

 Chỉ định điều trị

Thoát vị bẹn: Bắt buộc phải mổ để cắt và khâu lại bao thoát vị. Cần lên kế hoạch mổ sớm nhất có thể để tránh biến chứng nghẹt gây hoại tử ruột hoặc các tạng thoát vị.

Tràn dịch màng tinh hoàn và nang thừng tinh: Không bao giờ mổ trước 2 tuổi vì đây là khoảng thời gian mà ống phúc tinh mạc còn có khả năng tiếp tục kép lại. Nếu ống này đóng kín thì bệnh sẽ khỏi tự nhiên với tỷ lệ khoảng 65% các trường hợp. Sau 2 tuổi mà bìu vẫn to thì hoàn toàn mất cơ hội tự khỏi, khi đó cần mổ để khâu lại ống phúc tinh mạc và hút hết dịch trong nang hoặc trong màng tinh.

Tinh hoàn chưa xuống bìu

Bệnh biểu hiện với “bìu xẹp” lệch nếu ẩn tinh hoàn một bên hoặc xẹp hoàn toàn nếu ẩn tinh hoàn cả hai bên. Không sờ thấy tinh hoàn trong bìu. Cần khám khi trẻ thực sự thư giãn, các cơ thả lỏng. Dùng lòng bàn tay vuốt từ vùng mu xuống bìu có thể cảm thấy tinh hoàn nổi gờ lên. Nếu có lúc tinh hoàn sờ thấy ở bìu, có lúc lại di động lên vùng bẹn, trường hợp này gọi là “tinh hoàn lò xo”.

Ẩn tinh hoàn là bất thường bẩm sinh phổ biến ở hệ sinh dục của trẻ em. Trong vòng khoảng 6 tháng sau sinh, tinh hoàn vẫn có thể tiếp tục quá trình di chuyển và xuống đến đúng vị trí trong bìu. Tuy nhiên, khả năng một tinh hoàn tự di chuyển xuống bìu vào vị trí bình thường không nhiều. Nếu sau 6 tháng tuổi mà tinh hoàn chưa xuống bìu, trẻ cần phải được điều trị để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, dễ xảy ra biến chứng xoắn tinh hoàn, thậm chí ung thư tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn là một biến chứng thường xảy ra vào lứa tuổi dậy thì, ở những trẻ bị ẩn tinh hoàn chưa được mổ. Bệnh biểu hiện với đau dữ dội, đột ngột ở bìu. Vùng bìu bẹn sưng to, sờ rất đau, có thể chuyển màu tím đen. Đây là một cấp cứu tối khẩn cấp, nếu mổ muộn sau 6 giờ tính từ cơn đau đầu tiên thì khả năng phải cắt tinh hoàn bị hoại tử do xoắn là rất cao.

Phương pháp điều trị

Điều trị ngoại khoa: Với tất cả những trẻ đã quá 6 tháng tuổi mà không sờ thấy tinh hoàn ở bìu đều cần phải được khám và điều trị. Mổ hạ tinh hoàn là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất.

Điều trị nội khoa: Thuốc nội tiết có tác dụng giúp tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên, thuốc nội tiết có những tác dụng không mong muốn khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc nội tiết trong điều trị ẩn tinh hoàn phải được bác sĩ chuyên khoa xem xét theo từng trường hợp cụ thể và theo dõi sát.

Theo BS Lê Sĩ Trung/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh bị phát ban đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng vùng da tại khu vực các nếp gấp cổ, nách,...

Những cách bổ sung vitamin C cho trẻ giúp con tăng cường sức đề kháng, chống lại mọi bệnh tật 

Vitamin C là chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em....

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh

Thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường, lạnh... là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển...

Chuyên gia chỉ cách trị ngứa, chăm sóc da cho trẻ viêm da cơ địa trong mùa lạnh

Trẻ bị viêm da cơ địa thường có phát ban đỏ, khô trên mặt, trên da đầu, cánh tay và...

Đau khớp tăng trưởng làm khổ cả bé lẫn bố mẹ

2 giờ sáng cô con gái 4 tuổi níu lấy mẹ “Mẹ ơi con đau quá, chân con nhức...

Cách làm món bánh chuối yến mạch thơm ngon cho bé ăn dặm

Bé sẽ "ăn lấy ăn để" những món bánh chuối yến mạch mẹ làm tại nhà chỉ với các bước...

Mẹ trẻ "ngậm trái đắng" khi đắp tỏi ở lòng bàn chân con chữa ho

Tin theo những lời mách nước của “chuyên gia” trên mạng xã hội, chị C. đã lấy tỏi đắp lên...

Tin mới nhất

Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?

08/05/2024 10:47

Sương sáo kỵ với gì?

07/05/2024 12:48

Đây là 3 loại nước rửa bát không nên dùng vì dễ khiến cả nhà mắc ung thư, đừng ham...

05/05/2024 08:21

Thêm mẹo này vào đậu đen trước khi nấu: 10 phút chè nở bung, không lo tốn gas, tốn điện

03/05/2024 07:07

Tuổi thọ của quạt hơi nước tăng lên 10 lần: Dưới đây là cách vệ sinh dễ dàng, không tốn...

03/05/2024 07:05

Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được

02/05/2024 07:20

Mách bạn cách khiến diệt muỗi chết cả đàn chỉ với một lon bia và bột giặt, hãy áp dụng...

01/05/2024 17:28

Những sai lầm khi rán cá khiến món ăn mất chất, kém ngon và có mùi tanh khó chịu

29/04/2024 11:18

Cà rốt có 4 dấu hiệu này dù rẻ đến mấy cũng đừng dại mua

27/04/2024 11:58

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình