Phụ Nữ Sức Khỏe

WHO: Sau COVID-19, một tình trạng khẩn cấp khác đang bất ổn ở châu Á

Phát biểu tại phiên mở màn hôm 22-5 của Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 76, Tổng Giám đốc WHO cảnh báo toàn cầu vẫn còn một tình trạng khẩn cấp khác sau khi COVID-19 và mpox được "hạ cấp", rất cần nỗ lực quốc tế để thanh toán.

Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, sau khi sự kết thúc Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) của COVID-19 và mpox (đậu mùa khỉ), thế giới vẫn đang tồn tại một PHEIC khác đã kéo dài từ năm 2014: Bại liệt.

Sau khi ghi nhận chỉ 5 trường hợp mắc bệnh bại liệt hoang dã - thấp nhất mọi thời đại vào năm 2021 - thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trở lại vào năm ngoái, với 20 trường hợp ở Pakistan, 2 trường hợp ở Afghanistan và 8 trường hợp ở Mozambique.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 76 - Ảnh: WHO

Gần đây nhất đã có ba trường hợp được báo cáo về vi rút bại liệt hoang dã từ châu Á, bao gồm một trường hợp từ Pakistan và hai trường hợp từ Afghanistan vào tuần trước.

"WHO và các đối tác của chúng tôi vẫn kiên định cam kết hoàn thành công việc đưa bệnh bại liệt vào lịch sử" - tiến sĩ Tedros nói.

Năm ngoái, 3 triệu trẻ em trước đây không thể tiếp cận được ở Afghanistan đã được tiêm vắc-xin bại liệt lần đầu tiên. Và vào tháng 10-2022, các nhà tài trợ đã cam kết 2,6 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ thúc đẩy việc loại trừ. Nhiều quốc gia đã tích hợp chương trình liên quan đến bệnh bại liệt vào các chương trình y tế khác nhằm thúc đẩy tiêm chủng, phát hiện bệnh, ứng phó khẩn cấp.

Sự tái xuất nhiều hơn của virus bại liệt hoang dã ở các quốc gia đã từng được WHO cảnh báo trước đó, bên cạnh hàng loạt báo cáo cho thấy tình trạng nhiễm virus bại liệt từ vắc-xin sống giảm độc lực vẫn còn khá nhiều tại một số quốc gia, đặc biệt là khu vực Tây Á, châu Phi...

Trong năm qua, Mỹ và châu Âu cũng báo cáo bại liệt tái xuất, do virus từ vắc-xin. Đó là do vắc-xin bại liệt loại cũ (OPV - đường uống) là vắc-xin sống giảm độc lực, có thể "rơi" ra từ chất thải của người vừa uống vắc-xin, sẽ tấn công những người chưa tiêm chủng trong cộng đồng. Tuy nó yếu hơn virus hoang dã nhưng cũng gây bệnh nguy hiểm.

Dù vậy OPV vẫn cực kỳ cần thiết cho các quốc gia có hệ thống y tế nghèo nàn, không có điều kiện triển khai tiêm chủng rộng rãi, bởi việc cho trẻ uống OPV đơn giản hơn tiêm. Điều này vẫn được triển khai song song với thay thế dầy OPV bằng IPV (vắc-xin bại liệt dạng tiêm, là vắc-xịn bất hoạt không có rủi ro giải phóng virus giảm độc lực) ở các nơi có điều kiện.

Việt Nam cũng là một trong các nước đang đẩy mạnh IPV. Hồi tháng 4 năm nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi các địa phương về việc tiêm vắc-xin IPV (phòng bại liệt ) cho trẻ sinh năm 2021-2022, trong bối cảnh một số chương trình tiêm chủng bị gián đoạn do giãn cách xã hội vì COVID-19 trước đó, làm dấy lên lo ngại virus bại liệt hoang xã tái xâm nhập.

Bại liệt được WHO tuyên bố là PHEIC kể từ năm 2014, khi nó "hồi sinh" sau nhiều năm gần như đã bị diệt trừ trên toàn cầu.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

Phát hiện điều này khi tắm cần đi khám ngay, không chừng dấu hiệu có KHỐI U trong người

Một phụ nữ người Anh chia sẻ về thời điểm cô phát hiện ra dấu hiệu ung thư thông qua...

3 bệnh nhân ngộ độc Botulinum tại TP. HCM bị liệt hoàn toàn, phải thở máy

Liên quan đến chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum, Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cho biết, 3 bệnh nhân đều...

Cứu sống người phụ nữ làm nghề giết mổ lợn

Người phụ nữ 40 tuổi nhập Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng sốc nặng, vật vã, kích thích,...

Những điều cần biết về ngộ độc botulinum

Ngộ độc botulinum là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng vì độc tố tấn công vào các dây thần...

3 lý do khiến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM hoãn ghép tạng

Phòng mổ cũ hạn chế về cơ sở hạ tầng, số lượng ít, nhân lực thiếu... là một phần lý...

Khi ngủ nên đặt quạt dưới chân hay ở đầu giường? Thực hiện sai có thể ảnh hưởng tới sức...

Việc bố trí đúng cách quạt sẽ giúp thiết bị đem lại hiệu quả làm mát tốt, lại an...

Quy tắc "ba không" giúp học giả Trung Quốc mắc ung thư vẫn sống tới 98 tuổi: số 1 là...

Nhà nghiên cứu, bậc thầy văn học người Trung Quốc đã sống tới 98 tuổi và làm việc cho tới...

Tin mới nhất

Càng dùng 5 loại thực phẩm này càng mệt mỏi, bác sĩ nhắc nhở hãy cố gắng ăn ít nhất...

4 giờ trước

Cách làm pate gan gà và thịt heo không bị tanh, thơm ngon, béo ngậy

14 giờ trước

Nước ép cà rốt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

14 giờ trước

Tác dụng của hoa chuối, những món ngon từ hoa chuối ít người biết

14 giờ trước

Quả này giàu vitamin C gấp 7 lần lê, là "báu vật" cho cơ thể, giúp dưỡng ẩm phổi và...

1 ngày trước

Thực phẩm chế biến sẵn có hại cho sức khỏe không? Có nên kiêng hoàn toàn? Chuyên gia dinh dưỡng...

1 ngày 9 giờ trước

Loại lá xưa cho cá ăn, nay thành món đặc sản mùa hè 50.000 đồng/kg dân thành phố ưa chuộng,...

1 ngày 9 giờ trước

Nấu rau ăn mà quên làm 1 việc, người đàn ông phải chạy thận suốt đời

1 ngày 14 giờ trước

Kỳ kinh nguyệt là thời điểm vàng để "giải độc" tử cung: Phụ nữ chăm chỉ ăn mướp đắng, 4...

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình