Phụ Nữ Sức Khỏe

Vụ ba chị em ruột tử vong vì bệnh Whitmore: Có hay không việc trẻ lây bệnh cho nhau?

Vụ việc ba chị em ruột cùng tử vong vì bệnh Whitmore ở Sóc Sơn, Hà Nội đang khiến dư luận hoang mang. Các bé bị bệnh cách nhau một thời gian ngắn, cùng địa điểm khiến dư luận dấy lên mối lo lắng liệu các bé có lây bệnh cho nhau hay không?

Vụ việc ba chị em ruột cùng tử vong vì bệnh Whitmore ở Sóc Sơn, Hà Nội đang khiến dư luận hoang mang. Các bé bị bệnh cách nhau một thời gian ngắn, cùng địa điểm khiến dư luận dấy lên mối lo lắng liệu các bé có lây bệnh cho nhau hay không?

Trả lời phỏng vấn báo chí chiều ngày 18/11, ông ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay đơn vị này đang tiếp tục điều tra.

Nói về mối lo lắng liệu ba chị em ruột tử vong vì bệnh Whitmore có lây bệnh cho nhau hay không, ông Cảm nói hiện vẫn chưa đủ bằng chứng nói các cháu lây cho nhau.

Tuy vậy, việc các cháu bé bị bệnh cách nhau một thời gian ngắn, cùng địa điểm là điều đáng quan tâm.

Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng là một trong những biện pháp phòng bệnh Whitmore. Ảnh minh họa.

“Chúng tôi tiếp tục điều tra và khuyến cáo người dân chủ động tích cực theo dõi trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, điều tra dịch tễ chưa có gì đặc biệt. Gia đình khỏe mạnh, bố mẹ đi làm ở công ty ở Khu công nghiệp Quang Minh.

Trường học và hàng xóm xung quanh cũng không có người mắc bệnh tương tự. Chúng tôi sẽ theo dõi sát tình hình diễn biến của bệnh để có khuyến cáo kịp thời”, ông Cảm cho biết.

Ông Cảm cũng nhấn mạnh người dân không quá hoang mang vì bệnh không gây thành dịch và số mắc ít. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh, tiến hành các bước khử khuẩn, ăn chín uống sôi. Khi tiếp xúc với đất, người dân cần dùng trang bị bảo hộ. Khi có biểu hiện bệnh, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về căn bệnh Whitmore, người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da.

Bệnh khó lây truyền từ người sang người vì thế người dân không nên hoang mang. Điều cần làm trong thời điểm này là nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là nơi bị ô nhiễm nặng để phòng bệnh. 

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo để chủ động phòng bệnh Melioidosis (Whitmore), người dân cần thực hiện:

-Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

-Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

-Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

-Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

-Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

 

Thu Hà

Tin liên quan

Bé 5 tuổi bị nhiễm vi khuẩn Whitmore, chuyên gia bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo cách phòng tránh ai...

Đây là ca bệnh thứ 2 được các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định tiếp nhận,...

Phát hiện thêm một trẻ 7 tuổi nhiễm vi khuẩn Whitmore "ăn thịt người"

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao chưa rõ nguyên nhân, sưng đau vùng dưới mang tai. Tiến...

Nữ bệnh nhân nhiễm Whitmore "ăn cánh mũi" giờ ra sao?

Các ca nhiễm whitmore sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện Bạch Mai đã được ra viện. Tuy...

Chuyên gia 15 năm nghiên cứu về bệnh Whitmore: Không có chuyện “vi khuẩn ăn thịt người”, “ăn cánh mũi”...

Thời gian gần đây, dư luận vô cùng hoang mang về “vi khuẩn ăn thịt người” và “vi khuẩn ăn...

Hoang mang bệnh Whitmore “ăn thịt người” tái xuất ở nhiều địa phương

Liên tục nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên… đều đã xuất hiện...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình