Phụ Nữ Sức Khỏe

Phát hiện thêm một trẻ 7 tuổi nhiễm vi khuẩn Whitmore "ăn thịt người"

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao chưa rõ nguyên nhân, sưng đau vùng dưới mang tai. Tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên môn, bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”).

Ngày 22/9, tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An (đóng tại xã Tây Hiếu, Thị xã Thái Hòa) cho biết; ngày 21/9, phía đơn vị tiếp nhận bệnh nhân nhi 7 tuổi, trú tại xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Đàn.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An thăm khám cho cháu bé.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao chưa rõ nguyên nhân, sưng đau vùng dưới mang tai. Tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên môn, bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”), gây ra căn bệnh có tên khoa học là Whitmore.

Do được phát hiện kịp thời, khi chưa xuất hiện hiện tượng hoại tử da, nên chỉ sau 3 ngày điều trị theo đúng phác đồ, tình trạng bệnh của cháu bé tiến triển tốt, sức khỏe đã dần hồi phục.

Theo các y bác sỹ bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An, thì đây là trường hợp thứ hai được phát hiện tại khu vực này.

Trước đó, từ đầu năm đến tháng 9.2019, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An đã phát hiện, điều trị 4 bệnh nhân nhi nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”), trong đó có một trường hợp đã bình phục, cho xuất viện.

 BS Nguyễn Thị Huyền Ngân, khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cho biết: “Whitmore là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei.  Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như: bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...khác”. 

“Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do Whitmore cao”, BS Ngân  giải thích thêm.

Theo Nguyễn Tú/Dân Trí

Tin liên quan

Chuyên gia 15 năm nghiên cứu về bệnh Whitmore: Không có chuyện “vi khuẩn ăn thịt người”, “ăn cánh mũi”...

Thời gian gần đây, dư luận vô cùng hoang mang về “vi khuẩn ăn thịt người” và “vi khuẩn ăn...

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về vi khuẩn "ăn thịt người"

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã lên tiếng về căn bệnh Whitmore "vi khuẩn ăn thịt người"...

Chữa trị thành công một bệnh nhân mắc "vi khuẩn ăn thịt người"

Trong ba trường hợp mắc phải bệnh Whitmore tại Nghệ An và Hà Tĩnh, một bệnh nhi đã được chữa...

Hoang mang bệnh Whitmore “ăn thịt người” tái xuất ở nhiều địa phương

Liên tục nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên… đều đã xuất hiện...

Nữ bệnh nhân nhiễm Whitmore "ăn cánh mũi" giờ ra sao?

Các ca nhiễm whitmore sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện Bạch Mai đã được ra viện. Tuy...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình