Phụ Nữ Sức Khỏe

Vợ không chịu theo tôi về quê phụng dưỡng mẹ chồng

Vợ tôi không thích về quê, cô ấy nhất định sống ở phố thị, gia đình bên ngoại cũng ở trong Nam vui vẻ hơn.

Tôi 38 tuổi, ly thân với vợ được 2 năm, con gái 14 tuổi ở với mẹ, con trai 6 tuổi ở cùng tôi. Tôi là con trai trưởng của dòng họ, phải thờ cúng tổ tiên. Bố tôi mất sớm, mẹ đã già. Vợ chồng tôi làm ăn trong Nam cũng hơn 10 năm, kinh tế tạm ổn. Tôi muốn về quê sinh sống và phụng dưỡng mẹ lúc về già nhưng vợ tôi không chịu và không thích ở quê. Vậy là vợ chồng tôi ly thân, con mỗi đứa một nơi. Vì con, tôi khuyên vợ nhưng cô ấy nhất định sống ở phố thị và gia đình bên ngoại cũng ở trong Nam vui vẻ hơn. Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên, có nên tiếp tục với vợ nữa không, vì tôi đã nói hết lời rồi, chỉ vì thương con, mong con được lớn lên trong vòng tay bố mẹ.

Ảnh minh họa

 

Bách

GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:

Chào bạn Bách,

Cuộc sống xưa phải rời quê người ta than “tha phương cầu thực”, nhưng ngày nay xa quê lập nghiệp, tạo danh và xây dựng quê hương trong đó có gia đình. Quan niệm phải ở quê thờ cúng cha mẹ… được hiểu rộng và đa dạng hơn xưa, thế mới là thời kỳ công nghiệp 4.0.

"Tôi là con trai trưởng của dòng họ, phải thờ cúng tổ tiên” là nhiệm vụ của người Việt Nam từ xưa đến nay khi theo đạo ông bà. Nhưng thực tế còn phụ thuộc vào cuộc đời người con trưởng có điều kiện kinh tế không. Vào năm 1945 nhiều người con trưởng cũng bỏ họ, bỏ làng ra đi kiếm sống. Không sống được sẽ không làm được gì cả. Rất tiếc bạn không cho biết kinh tế bạn hiện nay ra sao. Đây mới là điều tôi cần biết để chia sẻ với bạn từ góc độ tâm lý ứng xử. Theo bạn nói kinh tế tạm ổn, vậy về quê có còn ổn định không? Vì khi về quê bạn sẽ phải thay đổi cách làm việc, nơi làm việc và nếu bạn không có dự trữ thì ý tốt lại thành xấu, bởi ngày nay sống ở đâu cũng cần phải có kinh tế.

Việc nữa là vợ chồng bạn đang ở trong Nam, vợ bạn thích sống ở phố thị và gia đình bên ngoại cũng ở trong Nam. Nếu vợ theo bạn về quê, liệu bạn có làm cho cuộc sống cô ấy tốt hơn không? Không ai dại đến mức bỏ điều kiện sinh sống thuận lợi để đi đến nơi khó khăn hơn, trừ khi đó là nhiệm vụ và lý tưởng. Với bạn, nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên và phụng dưỡng mẹ già là quan trọng, nhưng khi lấy vợ bạn có nói điều này không? Nếu khi yêu đã nói rõ thì người vợ không giữ lời hứa. Nhưng nếu lúc kết hôn mà không nói hoặc nói nhưng chưa thống nhất, bạn phải xem lại mình có lừa dối không. Con người biết trước việc mình làm mới có lời hứa. Điều này quan trọng lắm vì tâm lý là một quá trình. Nếu bạn làm theo trạng thái tự phát thì phải cẩn thận hậu quả về sau.

Hai bạn đã ly thân tức là thử xem ai thắng ai. Bây giờ bạn đã khuất phục được vợ chưa? Đây là thông tin quan trọng để đo lường cho quyết định của bạn. Bạn nói “Tôi đã nói hết lời” tức là không thể bắt vợ nghe theo mình, vậy thì bạn phải nghe theo vợ hoặc tìm đường khác. Bạn đo tâm lý xem giữa bạn và vợ, ai có thể khuất phục ai, ai yếu thế hơn rồi từ đó tìm ra quyết định. Nhưng bạn thương con, mong con được lớn lên trong vòng tay bố mẹ, phải chăng bạn đang yếu thế hơn? Nếu thực sự bạn thương con thì cần xem ở đây và ở quê, nơi nào các con bạn học tập tốt hơn. Đây là nút để bạn gỡ hoặc thắt. Hơn nữa, con bạn 14 tuổi và 6 tuổi, cháu lớn đã có quyền chọn nơi ở để chuẩn bị lập nghiệp. Con gái bạn chỉ còn 4 năm nữa là trưởng thành, vì thế bạn cần hỏi con gái và thăm dò con trai. Sống vì con thì ý kiến của các con là tiêu chuẩn để mình quyết định. Nếu bạn quyết định hết là độc đoán, gia trưởng. Bạn xem mình ở trạng thái nào.

Ngoài ra, bạn cần tham khảo mẹ bạn, nói hết thực tế tình cảm và khó khăn để xin ý kiến mẹ xem thế nào. Bạn cũng nên liên hệ với các chú, các bác trong họ để mọi người tham gia cũng là đạo lý. Nếu các con bạn chọn về quê thì tham khảo hướng về cho thuận lợi để có sự giúp đỡ khi về quê. Còn nếu hướng của các con bạn muốn ở lại mà bạn phải theo, hãy nói khó để các chú, các bác thay mặt bạn lo việc dòng họ và chăm sóc mẹ bạn.

Mặt khác, bạn thử xem nếu có thể trở lại hòa thuận với vợ, liệu có đón mẹ vào ở trong này được không? Việc này phải đồng thuận với vợ bạn để có sự thống nhất. Nếu không bạn hãy lo tiền gửi về nuôi mẹ. Mẹ già yếu thì nhờ chú, bác, cô, dì và nhờ người giúp việc chăm mẹ. Bạn làm được như thế sẽ trọn vẹn hơn, còn đang làm như hiện tại là gia trưởng, áp đặt.

Chúc bạn tính toán hợp lý.

Theo GS.TS Vũ Gia Hiền/VnExpress

Tin liên quan

Làm sao khi chị gái chồng thường xuyên vay tiền?

Mới đây, chị gái chồng tôi lại đến hỏi vay tiền, không chỉ khóc lóc mà chị ấy còn viện...

Cụt hứng vì vợ si mê các cầu thủ World cup 2018

Từ một người đàn ông đứng nhất trong lòng vợ, World cup diễn ra tôi rơi xuống hạng bét...

Điên tiết vì chồng chỉ thích xem World Cup bên nhà cô hàng xóm

Suốt mấy ngày nay, cứ đến trận bóng đá chồng lại lấy lý do vợ không thích xem, sợ ồn...

Cưới 2 năm mà chồng tránh gần gũi tôi như tránh tà

Anh nói chưa muốn sinh con vì sợ nếu vợ chồng không ở được với nhau thì con sẽ khổ....

Tôi đuổi chồng ra khỏi nhà khi anh vẫn cá độ bóng đá

Anh đi đến hôm nay và tôi vẫn không liên lạc, lúc này tôi chỉ nghĩ mọi biện pháp để...

Nghĩ đến gối chăn đã ghê tởm kể từ khi bị chồng phản bội

Mặc dù đã ly thân một thời gian rồi quay lại với nhau, tôi vẫn không thể biết phải làm...

Chỉ định ngoại tình để “đổi gió” cho vui, ai ngờ người tình khiến tôi toát mồ hôi hột

Mỗi lần ngồi với đám bạn, thấy bọn họ kể chuyện tán tỉnh em này, à ơi em kia rồi...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình