Ly hôn chỉ vì đôi tất bẩn
Tuần trước, em họ tôi đệ đơn ly hôn. Lý do khiến mọi người choáng váng, không phải vì lừa dối , bạo lực gia đình, vấn đề mẹ chồng nàng dâu mà vì một đôi tất bẩn.
Cô em họ rất thích sạch sẽ và không thể chịu được một chút bừa bộn trong nhà, nhưng lại thường xuyên phải đi nhặt tất bẩn của chồng ở khắp nơi: sofa, dưới gầm giường, trong toilet...
Cách đây một thời gian, trong lần dọn dẹp cuối tuần, cô em họ lại nhặt được đôi tất bẩn của chồng vứt ở gầm ghế. Nhìn thấy đôi tất, em òa khóc. Đêm đó, em quyết định đề cập đến chuyện ly hôn.
Nhiều người nói rằng cô ấy quá nhạy cảm. Chuyện nhỏ nhặt như vậy có thể chịu đựng được, tại sao cứ phải bận tâm? Tuy nhiên, cô ấy kiên quyết: “Em đã chịu đựng suốt 23 năm rồi, em không thể chịu đựng thêm được nữa”.
Qua cuộc điều tra về các vụ ly hôn của gần 50.000 cặp vợ chồng và 100.000 người, người ta thấy rằng ly hôn vì ngoại tình chỉ chiếm 2,51%, lý do lớn nhất dẫn đến ly hôn (34,21% ) là vì những điều nhỏ nhặt.
Cứ tưởng rằng kẻ thù lớn nhất của hôn nhân là sự phản bội, ai ngờ nguyên nhân dẫn đến hôn nhân tan vỡ chính là những điều vụn vặt trong cuộc sống.
Những điều vụn vặt phá hoại tình yêu
Tác giả cuốn “Scare” nhận định, cuộc sống càng có nhiều điều vụn vặt, con người càng khó nhẫn nại và yêu thương nhau. Bởi vì sự chú ý của mọi người có hạn, khi giải quyết những vấn đề vụn vặt sẽ phân tâm quá nhiều, không thể tập trung vào những việc thực sự quan trọng.
Trong một buổi thảo luận: “Bạn có hối hận khi kết hôn?”, một người trả lời: “Tôi vô cùng hối hận”.
Người này chia sẻ, trước khi kết hôn, cả hai có một nền tảng tình cảm tuyệt vời, một tình yêu đích thực. Nhưng sau vài năm chung sống, chị phát hiện ra cuộc sống chỉ toàn dầu ăn, muối, mắm, chị thấy mình khác với chồng, mất dần kiên nhẫn với hôn nhân.
“Giờ tôi nhìn thấy chồng còn chẳng muốn, nói gì đến việc còn yêu hay không” – chị nói.
So với những việc “đao to búa lớn”, những chuyện vặt vãnh tưởng chừng như không đáng kể, nhưng nó âm thầm xâm chiếm đến cuộc sống của con người, dần dần tước quyền kiểm soát của họ.
Chúng sẽ làm hao mòn sự kiên nhẫn của mọi người từng chút, khiến hôn nhân không còn tốt đẹp.
Hai người bước vào hôn nhân với sự tin tưởng rằng họ đã quá hiểu nhau. Vì vậy, mọi người rất dễ rơi vào tình trạng vô thức nghĩ rằng dù họ có công kích đối phương như thế nào, đối phương vẫn sẽ duy trì sự thân mật như trước, không bao giờ rời bỏ mình.
Khi có chuyện nhỏ xảy ra, điều đầu tiên vợ chồng nghĩ đến không phải là giao tiếp và giải quyết vấn đề như thế nào, mà là phàn nàn, tức giận.
Càng để ý những điều nhỏ nhặt, càng dễ đánh mất tình yêu
Một cặp vợ chồng đã kết hôn nhiều năm, hai người ngày nào cũng mệt mỏi vì đối phó với những chuyện vụn vặt. Mối quan hệ dần bước vào giai đoạn cạn kiệt, không mặn nồng như thưở đầu. Cuối cùng, người chồng đệ đơn ly hôn và anh ta yêu một người phụ nữ trẻ hơn.
Người vợ không đồng ý và đề nghị chồng ở với mình thêm một tháng nữa. Trong thời gian đó, họ sẽ sống với nhau như khi mới yêu, chỉ coi nhau là quan trọng nhất.
Lúc đầu, người chồng cảm thấy khó xử như thể anh ta đang diễn kịch với bên kia.
Nhưng sau một thời gian, trong sự tương tác tốt giữa hai người, người chồng từ từ tìm lại cảm xúc bạn đầu, anh muốn được ở cạnh vợ bất cứ khi nào có thời gian.
Cuối cùng, một tháng sau, người chồng bất ngờ phát hiện ra người phụ nữ anh yêu vẫn là vợ.
Trong nhiều trường hợp, không phải những vấn đề tầm thường có sức ảnh hưởng quá lớn và tình yêu quá mong manh, mà là người ta thường không tìm ra cách giải quyết đúng đắn.
Mâu thuẫn và thất vọng bắt đầu tích tụ từng chút một, cuối cùng khiến tình yêu sụp đổ. Như một số người nói, giữa con người có một tài khoản tình cảm, mỗi lần bạn làm cho người kia vui, bạn tiết kiệm được nhiều hơn, mỗi lần bạn làm cho người kia buồn, bạn tiết kiệm ít hơn. Khi số tiền đặt cọc trở thành 0, đó là lúc bên kia rời đi.
Nếu hôn nhân là nấm mồ của tình yêu thì tất cả những ai không xử lý tốt những vấn đề tầm thường đều là một kẻ hành quyết khủng khiếp.