Ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa, lợi ích của giấc ngủ trưa đối với trẻ nhỏ nên cô Tian (Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc) luôn thúc ép đứa con 7 tuổi của mình phải ngủ trưa mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, bé rất ghét ngủ trưa nên ở trường mẫu giáo, cô giáo hay phàn nàn nhiều.
Khi bước vào độ tuổi tiểu học, cô Tian đã bắt buộc đứa con của mình phải nằm ngoan ngoãn trên giường để ngủ 30 phút mỗi ngày. "Tôi đã kiên trì thói quen này cho con suốt 2 năm qua và đứa trẻ vẫn luôn chống đối như vậy. Dần dần, tôi phát hiện những điều bất thường ở con trai của mình" - Cô Tian cho biết.
Theo đó, con trai cô Tian ngày trước học rất tốt, thậm chí còn có khoảng thời gian đứng đầu danh sách lớp nhưng bây giờ thì không, thành tích kém đi hẳn.
Tian đã đưa con trai đến bệnh viện để kiểm tra, các bác sĩ cho biết đứa trẻ gặp phải tình trạng "ngủ trưa cưỡng bức".
Giấc ngủ trưa thực sự rất bổ ích nhưng đối với một số đứa trẻ không thích ngủ trưa thì việc ép ngủ trưa sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngủ muộn vào ban đêm, giảm độ sâu của giấc ngủ. Không nên khiên cưỡng bắt ép thay đổi đồng hồ sinh học của trẻ.
"Bắt buộc đứa trẻ ngủ trưa trong 2 năm đã khiến đứa trẻ mất đi 5cm chiều cao" - vị bác sĩ nói.
Sau khi nhận được câu trả lời của bác sĩ, cô Tian cũng rất bối rối. Cô nói rằng sao mọi người thường nói rằng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ trong khi đấy với con cô thì nó ngược lại?
Có sự khác biệt gì giữa một đứa trẻ không bao giờ ngủ trưa và một đứa trẻ khăng khăng ngủ trưa?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã điều tra hơn 100 học sinh tiểu học (bao gồm cả những đứa bé ngủ trưa và những bé không ngủ trưa), và so sánh sức khỏe, trí thông minh ở cả hai đối tượng một cách cụ thể. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể, điều này đủ để thấy rõ rằng giấc ngủ ngắn không quá quan trọng như chúng ta nghĩ.
Do đó, đối với những trẻ không thích ngủ trưa, cha mẹ có thể hiểu:
1) Trẻ tràn đầy năng lượng và không ngủ trưa hay buồn ngủ
Mục đích của việc ngủ trưa là để cho chúng có một giây phút thư giãn và nghỉ ngơi, nhưng một số trẻ em có bộ não tốt hơn và tràn đầy năng lượng.
Rõ ràng, đối với loại trẻ em này, thời gian nghỉ trưa là không cần thiết, giống như bạn không đói và vẫn phải ăn nhưng nếu làm với mật độ dày có thể gây ra tác dụng ngược.
Do đó, nếu cha mẹ phát hiện ra rằng đứa trẻ có một cuộc xung đột dữ dội trong giấc ngủ ngắn và sự tỉnh táo lâu dài không ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày của chúng thì không cần thiết phải ép trẻ ngủ trưa. Điều đó đơn giản là lãng phí thời gian.
2) Trẻ không muốn ngủ vào ban đêm sau khi ngủ trưa
Mọi người luôn nói "bao nhiêu giờ ngủ mỗi ngày", điều đó tạo cho chúng ta một suy nghĩ chỉ cần ngủ bất kể giờ nào trong ngày cũng được tính là đủ. Nghiên cứu của Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE) cho thấy:
Cơ thể con người có một bộ đồng hồ sinh học ý nghĩa mà chúng ta đã phát triển theo thói quen và môi trường bên ngoài.
Nói một cách đơn giản, ngủ vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, mặc dù chúng có thể giúp cơ thể trẻ nghỉ ngơi ở một mức độ nhất định, nhưng hiệu quả không hoàn toàn giống nhau.
Nó giống như hormone tăng trưởng. Nó chỉ tiết ra một lượng lớn trong trạng thái ngủ sâu vào ban đêm và ngủ vào ban ngày. Do đó, nếu trẻ không chịu ngủ vào ban đêm sau khi ngủ trưa, tốt hơn hết là không ngủ trưa và ngủ đủ giấc vào buổi tối.