Viêm màng ối khi mang thai là một biến chứng liên quan đến khả năng miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công cơ thể mẹ và bé. Nó thường xảy ra ở giai đoạn sau và cuối của thai kỳ, nhất là khi màng ối bị vỡ trong quá trình chuyển dạ. Viêm màng ối khi mang thai không phải là tình trạng quá nguy hiểm hay đe dọa tính mạng nhưng nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe cả mẹ và em bé trước và sau khi sinh.
Tìm hiểu về viêm màng ối khi mang thai
1, Viêm màng ối (Chorioamnionitis) khi mang thai là gì?
Viêm màng ối là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ảnh hưởng đến màng thai của thai nhi (màng ngoài), túi dịch) và nước ối (môi trường của bào thai). Nó thường xảy ra khi mẹ mang thai vào những tháng cuối hoặc chuyển dạ và dẫn đến nhiễm trùng nặng ở người mẹ và em bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ bị viêm màng ối từ tháng đầu và tháng giữa thai kỳ.
Viêm màng ối khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết. Ảnh: Internet
Viêm màng ối không quá phổ biến nhưng trong hầu hết các trường hợp gặp phải, các mẹ và bé đều cần phải chăm sóc và điều trị thật cẩn thận, vì nó chính là nguyên nhân gây ra viêm amidan, viêm màng phổi, viêm màng não, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng trong tử cung ở cả hai mẹ con.
2, Nguyên nhân gây viêm màng ối
Viêm màng ối khi mang thai thường do liên cầu khuẩn nhóm B, vi khuẩn E.Coli, Listeria monocytogenes và vi khuẩn kỵ khí gây ra.
Thường là do người mẹ bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục, chúng di chuyển lên và nhiễm vào túi ối, nước ối và thai nhi.
3, Dấu hiệu, triệu chứng viêm màng ối khi mang thai
Viêm màng ối khi mang thai không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết. Ảnh: Internet
Thông thường, viêm màng ối khi mang thai sẽ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào khiến cho việc phát hiện tình trạng viêm màng ối trở nên khó khăn khi đi kiểm tra thai kỳ bình thường. Chỉ khi nhiễm trùng nặng thì sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng sau đây:
- Sốt và đổ mồ hôi
- Nhịp tim nhanh ở mẹ và thai nhi
- Bị đau tử cung hoặc đau bụng
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi, mùi nước ối
Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh hay viêm nhiễm khác nên tốt nhất các chị em cần khám chuyên sâu từ những tháng đầu để có chẩn đoán chính xác, chăm sóc sức khỏe hai mẹ con tốt nhất.
Các xét nghiệm kiểm tra có bị viêm màng ối khi mang thai bao gồm:
- Xét nghiệm số lượng bạch cầu của mẹ, nếu số lượng bạch cầu >12.000/mm³ đến 15.000/mm³ là dấu hiệu của viêm màng ối.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ cao của protein phản ứng C (CRP), phân tử kết dính nội bào hòa tan 1 (SICAM1), Lipopolysaccharide protein liên kết (LBP) và Interleukin 6.
- Xét nghiệm nước ối để kiểm tra nồng độ đường và mức độ cao của các tế bào máu và vi khuẩn.
Kiểm tra mô học của nhau thai và dây rốn để kiểm tra sự thay đổi trong màng và túi ối.
4, Yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bị viêm màng ối
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm màng ối là:
- Tuổi của mẹ dưới 21 tuổi
- Mang thai lần đầu tiên
- Nếu màng túi ối (chorion và amnion) bao xung quanh thai nhi bị vỡ trong một thời gian dài
- Nhiễm trùng đường sinh dục trước đó, bao gồm nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B và viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Chất lỏng ối bị nhiễm phân su
- Mẹ bị suy giảm chức năng hệ miễn dịch
- Hút thuốc, lạm dụng rượu và ma túy
5, Điều trị viêm màng ối
Điều trị viêm màng ối khi mang thai với kháng sinh an toàn. Ảnh: Internet
» Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm màng ối
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho mẹ và bé, dạng thuốc uống hoặc tiêm thẳng tĩnh mạch cho đến khi mẹ không còn triệu chứng viêm nữa trong 24 giờ sau khi dùng thuốc. Kháng sinh sẽ ngăn chặn vi khuẩn nhân đôi hiệu quả và nhanh chóng nhưng vẫn thường là cách cuối cùng vì sử dụng kháng sinh sẽ khiến vi khuẩn kháng thuốc.
» Một số biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm màng ối
Các biện pháp tự nhiên có thể hoặc không thể điều trị nhiễm trùng, nhưng chúng có thể tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ kháng sinh trong việc điều trị chứng viêm màng ối này. Một số biện pháp tự nhiên thường được sử dụng là:
- Tỏi sống: Tỏi thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng âm đạo. Giã từ 2-4 tép tỏi, để khoảng 30 phút cho thành phần allicin (tác nhân kháng khuẩn) được kích hoạt. Sau đó, thêm vào trong bữa ăn hàng ngày hoặc ăn sống chúng.
- Cây cúc dại: Loại thảo mộc này được biết là để cải thiện khả năng miễn dịch, có hiệu quả chống lại nhiễm trùng. Do đó, nó có thể được sử dụng để điều trị viêm màng ối thông qua trà hoa cúc, uống và tắm hàng ngày.
- Hoàng kỳ: Là thảo dược quen thuộc giúp nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể. Chỉ cần cho thêm vào canh nấu ăn hàng ngày là được chị em nhé.
Khi bị nhiễm viêm màng ối nặng, các chị em sẽ được chỉ định mổ lấy thai kèm theo các dấu hiệu:
- Đau âm đạo, đau bụng kéo dài
- Sức khỏe của mẹ yếu dần
- Có dấu hiệu suy thai
- Có dấu hiệu nhiễm trùng máu thai nhi
Cả mẹ và bé sau khi đều được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt, đảm bảo hồi phục sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Các mẹ để phòng tránh viêm màng ối thì trong suốt thai kỳ đừng quên đi làm các xét nghiệm nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn nhóm B giữa tuần thứ 35 và thứ 37 của thai kỳ, xét nghiệm vi khuẩn âm đạo ở kỳ tam cá nguyệt thứ hai, hạn chế tình trạng viêm màng ối xuống mức thấp nhất. Nên cẩn thận vì nếu bị lần mang thai này thì nguy cỡ viêm màng ối sẽ tăng cao gấp đôi ở lần mang thai sau. Chúc các mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và sớm đón bé yêu chào đời nhé.