Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 70% trẻ từ 12-14 tháng hoặc thậm chí 18 tháng tuổi chưa biết nói và được xác định không mắc phải chứng tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển nghiêm trọng khác.
Chậm nói ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp, thậm chí dễ bỏ qua các bệnh lý đi kèm. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần để ý sớm giúp trẻ phát triển bình thường như trẻ cùng lứa tuổi.
Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì phụ huynh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý thì phụ huynh cần cải thiện cách thức giao tiếp hằng ngày của mình với trẻ.
Cách tốt nhất khi trẻ bị chậm nói là đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài kiểm tra để đánh giá về tình trạng của trẻ: Trẻ có thể hiểu gì? (khả năng tiếp thu ngôn ngữ). Trẻ có thể diễn đạt ngôn ngữ không? Trẻ có những cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu... không? Khả năng phát âm của trẻ thế nào? Tình trạng răng miệng của trẻ (mũi, miệng, lưỡi, vòm miệng...)