Giấc ngủ của mỗi người không giống nhau. Một số người khi lên giường rồi vẫn không thể chợp mắt, một số khác may mắn có thể chìm vào trong giấc ngủ một cách dễ dàng. Nhưng nếu tự nhiên thức giấc vào lúc 2,3 giờ sáng và thường xuyên… Chứng tỏ một số bộ phận trong cơ thể đang bị tổn thương.
Về nguyên tắc, mỗi người có thể chìm vào giấc ngủ trong vòng 30 phút và giật mình thức 1,2 lần trong đêm nhưng có thể dễ dàng ngủ lại sau đó. Điều này chứng tỏ bạn đang có chất lượng giấc ngủ bình thường. Tuy nhiên, nếu không ngủ lại sau đó, việc mất ngủ sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Khi cơ thể con người ở trạng thái ngủ, lượng máu trong gan sẽ tăng lên, không chỉ tăng khả năng giải độc gan mà còn tăng cường chức năng tái tạo của tế bào. Trong trường hợp, nếu gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ, các tế bào bị tổn thương khó được phục hồi hoàn toàn.
Ngoài ra, khi tim được nghỉ ngơi lúc ngủ, nhịp tim của con người thấp hơn khoảng 10-30 nhịp/ phút so với khi thức. Người lớn ngủ ít hơn 6 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ có nguy cơ đau tim cao hơn. Những người bị thiếu ngủ mãn tính, não bộ không thể nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng cao.
Bên cạnh đó, thận sẽ bị tổn thương, tốc độ lọc của thận vào ban đêm chậm hơn ban ngày, lượng nước tiểu tương ứng cũng sẽ giảm đi. Nếu bị mất ngủ kéo dài, thận sẽ suy giảm nhanh chóng.
Thức dậy lúc 1-3 giờ sáng, dấu hiệu gan bị tổn thương
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, thời điểm để thải độc gan là từ 1-3 giờ sáng, gan dự trữ máu sau một ngày mệt mỏi, lúc này nó cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu nóng trong gan, khí huyết ngưng trệ, khiến cơ thể bức bối, thường xuyên tỉnh giấc. Các biểu hiện thường thấy bao gồm tóc bết dầu, khô mắt, vàng da, đắng miệng, có đường dọc trên móng tay, dễ cáu kỉnh, chướng bụng, nổi rôm sảy, mụn, táo bón.
Thức dậy lúc 3-5 giờ sáng, dấu hiệu phổi bị tổn thương
3-5 giờ sáng là thời điểm chức năng phổi hoạt động mạnh mẽ nhất, nó cần được nghỉ ngơi vào lúc này. Nếu thức giấc vào thời gian này thường xuyên, những tổn thương ở phổi khó hồi phục. Các biểu hiện thường thấy khi phổi bị tổn thương là tóc đổi màu, lông màu khô và thưa, viêm nghẹt mũi, lỗ chân lông to, ngón tay sưng phù, lòng bàn tay dày, ho, viêm họng, đi tiểu ít, táo bón, ho nhiều về đêm…
Những bước cần thiết để cải thiện giấc ngủ tốt hơn
Chọn tư thế ngủ đúng: Nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ vì lúc này cả đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. Mặc dù không có nhiều người ngủ với tư thế này, các bác sĩ khuyến cáo rằng đây là tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.
Tạo cho mình một không gian ngủ thích hợp: Bạn sử dụng ga trải giường bằng cotton vì chúng không làm ngứa ngáy, dùng gối sa-tanh thay vì cotton vì nó tạo cảm giác dễ chịu, mát mịn khi kê má nằm ngủ. Nhiệt độ phòng tốt nhất để ngủ là từ 26-28 độ C. Phòng ngủ cần phải đảm bảo không khí lưu thông.
Đừng dùng thiết bị điện tử: Bóng tối hoàn toàn rất cần thiết vì ánh sáng gây ức chế các hormon ngủ cũng như tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hoóc- môn cortisol làm bạn có cảm giác tỉnh táo.
Làm nhẹ bàng quang: Bạn không nên uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ vì bạn sẽ phải dậy giữa đêm do buồn đi tiểu tiện. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ say và có thể gây nên triệu chứng mất ngủ sau đó. Bạn nên làm nhẹ bàng quang trước khi lên giường ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.
Nói không với căng thẳng: Một cách quan trọng để ngủ ngon là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí. Tiếng mưa rơi và tiếng nhạc nhỏ nhẹ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon.
Bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ: Lượng magie trong cơ thể thấp có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Một số thực phẩm nhiều magie như rau bó xôi, các loại bơ, hạt và một số sản phẩm khác khiến thư giãn hệ thần kinh và cơ bắp, tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon.
Kiểm soát ăn uống: Kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ vào chiều tối vì nó có thể là nguyên nhân làm bạn đầy bụng và không ngủ tốt. Tránh uống những thứ chứa cồn hoặc caffeine ngay trước khi ngủ vì chúng sẽ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.