Trà sữa trân châu là một loại đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan, được làm bằng cách thêm trân châu làm từ bột sắn vào trà đen với sữa và xi-rô có hương vị. Những viên trân châu này được sản xuất từ một loại tinh bột chiết xuất từ củ sắn, tạo cho trà trân châu có vị dai, độc đáo. Tuy nhiên, một số người lo ngại về tính an toàn của trà trân châu, bao gồm cả liệu nó có gây ung thư hay không.
Trân châu trong trà có chứa chất gây ung thư không?
Rất ít có khả năng trà trân châu chứa chất gây ung thư.
Tuy nhiên, vào năm 2012, nhiều tờ báo đưa tin về một nghiên cứu của Đức, trong đó các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng các mẫu trân châu bột sắn từ một chuỗi trà sữa có chứa các hợp chất như styrene và acetophenone.
Styrene - một hóa chất thường được sử dụng trong sản xuất – cũng thường được tìm thấy một lượng nhỏ trong nhiều loại thực phẩm. Trong khi đó, acetophenone là một hương liệu thực phẩm tổng hợp đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt.
Các nhà khoa học trong nghiên cứu này và truyền thông đã nhầm lẫn rằng các hợp chất này là polychlorinated biphenyls (PCB), là chất có thể gây ung thư.
Mặc dù những hợp chất này không hoàn toàn là PCB, nhưng một đánh giá về các nghiên cứu trên động vật được thực hiện bởi Chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng styrene có thể gây ung thư.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ nguồn gốc của trà trân châu trong nghiên cứu ban đầu đến từ đâu, có bao nhiêu hợp chất và liệu những hợp chất này có trong tất cả các loại trà trân châu hay chỉ trong các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu.
Hơn nữa, vì nghiên cứu này chưa bao giờ được xuất bản hoặc được bình duyệt, tính hợp lệ của các kết quả vẫn còn là dấu hỏi.
Do đó, không có bằng chứng khoa học nào chỉ trà trân châu gây ra ung thư.
Trà sữa có lượng đường cao
Mặc dù Trà không khiến bạn bị mắc ung thư, bạn nên chú ý lượng đường có trong trà. Số lượng chính xác khác nhau tùy thuộc vào hương vị và loại trà, một ly 475ml thường chứa khoảng 300 calo và 38g đường.
Đồ uống có đường như trà trân châu có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe, bao gồm bệnh tim, béo phì, các vấn đề về gan và tiểu đường loại 2.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc uống nhiều đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, gan, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, buồng trứng và nội mạc tử cung. Dù các nghiên cứu là được tổng hợp từ các nghiên cứu khác.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị hạn chế đường bổ sung dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày của bạn. Nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng 2.000 calo, thì một ly trà 475ml sẽ chiếm khoảng 76% lượng đường cho phép hàng ngày của bạn.
Trà sữa có gây ung thư không?
Nếu uống vừa phải, trà sữa cũng phù hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá xem chúng có chứa bất kỳ hợp chất có hại nào hay không, nhưng uống trà thường xuyên rất ít có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, vì nó rất nhiều đường, tốt nhất bạn nên hạn chế uống trà sữa thay vì coi nó như 1 phần trong khẩu phần của mình. Bạn cũng có thể giảm lượng đường trong trà bằng cách yêu cầu loại siro ít hương vị hơn, chọn loại có kích thước nhỏ hơn và bỏ qua topping chứa nhiều đường.
Trà trân châu được làm bằng cách thêm trân châu bột sắn vào trà với sữa và xi-rô có hương vị.
Mặc dù một nghiên cứu chưa được công bố báo cáo rằng trà sữa có chứa chất gây ung thư, nhưng nó đã xác định sai một số hợp chất.
Như vậy, trà sữa không có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, bạn nên thưởng thức nó ở mức độ vừa phải do hàm lượng đường cao.
Theo Healthline