Phụ Nữ Sức Khỏe

Uống rượu ngâm củ ấu tàu, người đàn ông 40 tuổi mệt lả, tê lưỡi, nôn nhiều, không đứng vững phải nhập viện khẩn cấp

Một tiếng sau khi nhập viện, tình trạng người bệnh tiến triển nặng lên: lơ mơ, co cứng cơ toàn thân, kíp cấp cứu nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản, thở máy.

Theo thông tin từ VTV, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Tho) vừa tiếp nhận người bệnh Đ.V.H. (40 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ) trong tình trạng nguy kịch sau khi uống 2 cốc rượu ngâm củ ấu tàu.

Người nhà người bệnh cho biết, khoảng 19 giờ cùng ngày, sau khi uống 2 cốc rượu ngâm củ ấu tàu, người bệnh xuất hiện mệt lả, tê lưỡi, nôn nhiều, không đứng vững, được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê thăm khám.

Tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, người bệnh nhập viện trong tình trạng tỉnh, tê lưỡi, xuất tiết nhiều đờm dãi, điện tâm đồ có loạn nhịp ngoại tâm thu thất đa ổ. Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định truyền dịch, dùng thuốc chống loạn nhịp, rửa dạ dày và theo dõi 24/24h.

Một tiếng sau khi nhập viện, tình trạng người bệnh tiến triển nặng lên: lơ mơ, co cứng cơ toàn thân, kíp cấp cứu nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản, thở máy. Nhưng chỉ 30 phút sau, người bệnh mất hoàn toàn ý thức, điện tâm đồ trên monitor nhịp nhanh thất sau đó chuyển rung thất, nguy cơ tử vong rất cao.

Các bác sĩ tập trung cấp cứu, sốc điện ngoài lồng ngực. Sau quá trình cấp cứu khẩn trương, liên tục, nhịp tim trở về nhịp xoang, 6 giờ sau người bệnh tỉnh lại, tự thở và được rút ống nội khí quản, các chỉ số sinh tồn trở về bình thường.

Củ ấu tàu - Ảnh: Internet

Dẫn tin từ VnExpress, củ ấu tàu còn gọi là ô đầu, ú tầu, gấu tầu, củ gấu rừng..., là rễ của cây ô đầu, tên khoa học aconitium forrtuni Hemsl, thường mọc hoang hoặc trồng ở vùng biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai. Thành phần độc tố chính của ấu tàu là aconitin (chất gây tê đầu lưỡi) và các alcalloid khác.

Rượu ngâm củ ấu tàu thường được dùng để làm thuốc xoa bóp chữa các chứng đau nhức chân tay, tê mỏi, sai khớp, bầm da do đụng dập. Đây là bài thuốc khá phổ biến lưu hành trong dân gian, được chế biến nhiều dạng như ngâm tươi, ngâm khô, ngâm thái mỏng. Đặc biệt, nhiều người vẫn coi củ ấu tàu như một loại thuốc bổ, có thể ăn và uống được khi được chế biến kỹ đúng phương pháp như nấu cháo, rượu ngâm củ ấu tàu sao vàng.

Tuy nhiên, theo bác sĩ, nếu chế biến không đúng cách, củ ấu tàu vẫn còn độc tính. Khi ăn cháo hoặc uống rượu ngâm củ ấu tàu độc tính, các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện ngay, như tê bì quanh miệng, môi, lưỡi, nôn, rối loạn hệ thần kinh, co giật. Nặng hơn là các rối loạn tim mạch có thể gây trụy mạch, trụy huyết áp, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng các chế phẩm có thành phần là củ ấu tàu, người dân phải hết sức thận trọng. Không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn nếu không biết cách loại bỏ độc tố. Không được uống rượu ngâm củ ấu tàu bởi có thể ngộ độc dẫn đến tử vong. Các loại rượu ngâm củ ấu tàu dùng để xoa bóp phải được dán nhãn rõ ràng, cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em. Khi có biểu hiện ngộ độc, bệnh nhân cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để xử trí kịp thời.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Giá vàng SJC cao ngất ngưởng 72,32 triệu đồng, dự đoán có thể tăng tới 90 triệu đồng/lượng?

Sáng nay (27/11), giá vàng thế giới vẫn trụ vững trên mốc 2.000 USD/ounce và giá vàng miếng SJC ở...

Gặp tai nạn hy hữu khi chơi cầu lông, bé trai 7 tuổi chảy máu mắt, mất thị lực vĩnh...

Dù các bác sĩ đã điều trị tích cực, dùng thuốc tan máu, thuốc ổn định nhãn áp suốt 1...

Vô tình mở điện thoại, cô gái phát hiện bố ngoại tình nhưng sợ hãi hơn khi biết “tiểu tam”...

Mới đây, một phụ nữ ở Brazil đã đăng lên mạng tố cáo bố ngoại tình và ngay lập tức...

Càng về cuối năm nhiều loại dịch bệnh tiếp tục gia tăng 'chóng mặt' ở TP.HCM

Trong tháng 11, các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều gia tăng. Riêng với số ca mắc...

Mùa đông năm nay có nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm

Cơ quan khí tượng dự báo, mùa đông năm nay, rét đậm, rét hại có thể xuất hiện muộn, số...

Thông tin mới nhất giành cho người bệnh, 7 trường hợp sẽ được ưu tiên khám chữa bệnh, cần phải...

Trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã quy định, bổ sung thêm một số đối tượng khám bệnh,...

Căn cước công dân đổi tên, hàng triệu người có phải làm lại căn cước mới?

Sáng 27/11, Luật căn cước đã được thông qua, có hiệu lực vào tháng 7 năm sau. Tuy nhiên, nhiều...

Tin mới nhất

Tiêm 'mỡ nhân tạo' nâng ngực, 5 năm sau biến chứng nghiêm trọng

8 giờ trước

Tại sao không hút thuốc lá vẫn mắc ung thư phổi?

8 giờ trước

Ăn món rẻ tiền này có thể giúp ổn định huyết áp, bác sĩ khuyên bạn nên ăn thường xuyên

9 giờ trước

8 cách mặc quần jeans cạp cao với áo crop top sành điệu

1 ngày 14 giờ trước

Các loại hoa quả tốt cho người tiểu đường

1 ngày 14 giờ trước

Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này cảnh báo thận đang suy yếu nghiêm trọng

1 ngày 14 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo những thực phẩm ‘quen mặt’ làm tăng nguy cơ bị ung thư

1 ngày 14 giờ trước

2 người đàn ông đột quỵ sau khi tắm khuya

2 ngày 3 giờ trước

Cách cải thiện được vóc dáng gay cả khi đang chìm sâu vào giấc ngủ

2 ngày 8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình