Theo Bác sĩ Punit Singla, Giám đốc và Chuyên gia phẫu thuật ghép gan, Bệnh viện Marengo Châu Á Faridabad, Ấn Độ, cho biết: “Khi uống rượu, rượu có thể truyền nhanh vào máu và di chuyển đến các bộ phận quan trọng của cơ thể. Rượu đi vào dạ dày và sau đó đi đến ruột.
Vì vậy, một lượng rượu sẽ được hấp thụ cả ở dạ dày cũng như phần trên của ruột non. Tác dụng chính của rượu gây say là vì sau khi hấp thụ, rượu sẽ theo máu đi lên đầu hoặc lên não, gây ra hiệu ứng khoái cảm và kích thích não bộ".
"Não bị ảnh hưởng bởi rượu trước tiên, sau đó là các cơ quan quan trọng khác như gan, thận và phổi cũng bị ảnh hưởng. Rượu tác động lên cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng, hình thức và lượng rượu tiêu thụ.
Bản thân rượu đã có độc tính, uống một ít rượu có thể khơi dậy cảm giác thèm ăn vì làm tăng lưu lượng dịch dạ dày. Uống một lượng lớn rượu có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng", bác sĩ Punit Singla cho biết thêm.
Có một chút khác biệt về tốc độ rượu đi vào não. Nếu uống rượu khi bụng đói, rượu sẽ đến não sớm hơn nên tác dụng sẽ nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều. Nếu uống rượu sau khi no, có thể sau bữa ăn hoặc thứ gì đó, thì thời gian ảnh hưởng đến não thường sẽ dài hơn một chút.
Nếu uống nhiều rượu trong thời gian dài, các tế bào não bắt đầu co lại, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ mọi thứ. Uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, được gọi là viêm dạ dày.