Đại tiện là một nhu cầu thường xuyên của con người. Nhờ sự phát triển của văn hóa phương Tây, phương pháp ngồi xí bệt đã du nhập vào nhiều nước trên thế giới. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 75% dân số thế giới "đi cầu" bằng cách này.
Tuy nhiên, thực tế phương pháp này sẽ khiến chúng ta phải dùng lực nhiều hơn để rặn, tạo ra áp lực lớn lên ruột. Với tư thế này, trực tràng không mở ra hoàn toàn, mà giống như một ống bị thắt nút. Do đó, hậu môn chịu áp lực khiến phân trong ruột không được xả sạch hoàn toàn. Việc ngồi bệt khi đi cầu có thể gây ra nhiều bệnh như viêm ruột kết, trĩ hay táo bón, thậm chí là cả ung thư ruột kết.
Theo một số thống kê được công bố trên tờ The Guardian, trên thế giới chỉ có khoảng 1,2 tỷ người đi vệ sinh bằng cách ngồi xổm. Thói quen này đã giúp họ tránh được bệnh viêm ruột thừa hoặc trĩ. Bởi vì ngồi xổm là tư thế tự nhiên, ép sát đầu gối với thân trên hơn. Tư thế này tạo không gian giữa các cơ quan đường ruột và hệ thống cơ, tối ưu hóa các lực lượng tham gia trong việc đại tiểu tiện.
Thế nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay là phần lớn các gia đình trên thế giới đang sử dụng bồn cầu dạng bệt và họ đã quá quen thuộc với nó để có thể từ bỏ.
Do đó, các chuyên gia cho biết, các bạn chỉ cần nghiêng mình ra phía trước một chút khi đang đi đại tiện hoặc kê dưới chân một chiếc ghế nhỏ sẽ giúp bạn đi vệ sinh đúng chuẩn và có lợi cho sức khỏe hơn.
Một số lưu ý khi đi vệ sinh đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Rửa nước muối loãng sau khi đi vệ sinh: Trong số vi khuẩn trú ngụ ở khu vực hậu môn, có nhiều loại có ích còn gọi là lợi khuẩn. Cần vệ sinh đúng cách để không làm mất cân bằng vi khuẩn.
Không ngồi quá 2 phút trên bồn cầu: Nếu kiểm soát thời gian đi đại tiện trong vòng 2 phút, bạn có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ít nhất 70%. Ngồi quá lâu trên bồn cầu còn khiến cơ thể bị mỏi, dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Không mang điện thoại, đọc báo hay hút thuốc khi đi vệ sinh: Việc làm này sẽ khiến bạn phân tâm, cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Không gian trong nhà vệ sinh chật hẹp nên không khí tuần hoàn kém, nguy cơ thiếu hụt oxy lên não nếu ngồi lâu
Không nên nhịn tiểu: Trung bình bàng quang chứa tối đa 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm giãn bàng quang. Do đó, để bảo vệ thận và đường tiết niệu, bạn nên đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu và không được nín tiểu.