Phụ Nữ Sức Khỏe

Ung thư da vì dùng thạch tín chữa hen

Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, mới đây, đơn vị này vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 66 tuổi, đến khám vì tổn thương mảng nâu, kéo dài suốt 5 năm. Ban đầu, trên da của bệnh nhân xuất hiện các tổn thương dát nâu, tăng dần kích thước ở ngực, bụng, không đau, không đau, trợt rỉ dịch và đóng vảy tiết, theo thời gian khối u phát triển về kích thước.

Ngoài tổn thương nói trên, bệnh nhân xuất hiện dày sừng điểm rải rác ở lòng bàn tay, đau nhức nhẹ tại điểm dày sừng kèm theo các tổn thương dày sừng ánh sáng ở cổ, ngực không rõ thời gian khởi phát.

Các bác sĩ khám lúc vào viện thấy tổn thương dạng mảng màu nâu, dày sừng nhẹ, bề mặt có nhiều vết trợt da đỏ hồng. Vùng ngực trái, mảng nâu có kích thước 3 x 3.5 cm, cùng thượng vị trái mảng nâu có kích thước 3 x 2.5 cm, vùng dưới sườn trái kích thước 2 x 2.5 cm.

Dày sừng điểm rải rác gan bàn tay hai bên. Các tổn thương dày sừng ánh sáng ở cổ, ngực. Lông, tóc, móng, răng chưa phát hiện bất thường.

Khai thác tiền sử bệnh nhân được biết, bệnh nhân có dùng thạch tín hàng ngày để điều trị hen từ năm 1996 - 1997, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 10 năm nay. Bệnh nhân mắc xơ gan đã cắt lách cách đây 17 năm.

Sau khi tiến hành khai thác yếu tố gia đình, xét nghiệm huyết học, sinh hoá, giải phẫu bệnh… các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào vảy ngực, bụng (Đa Bowen), có tiền sử dụng thạch tín - COPD.

Tổn thương dày sừng ánh sáng ở ngực, cổ (vùng da hở). Ảnh: BVCC

Theo TS.BS. Nguyễn Hữu Quang - Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương, bệnh nhân được điều trị phẫu thuật loại bỏ triệt để ung thư, chăm sóc tại chỗ, chống nắng. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã được loại bỏ hoàn toàn khối ung thư. Trong quá trình theo dõi điều trị, bệnh nhân ổn định.

Cũng theo TS.Quang, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào vảy thể tại chỗ trên bệnh nhân có tiền sử dùng thạch tín lâu năm.

"Lý do sử dụng thạch tín hoặc thuốc có lẫn thành phần thạch tín của bệnh nhân rất đa dạng như: chữa hen phế quản, vảy nến hay những bệnh nhân sống trong vùng ô nhiễm, sử dụng nguồn nước giếng khoan nhiễm độc thạch tín lâu ngày", bác sĩ Quang nhấn mạnh.

Qua trường hợp bệnh nhân trên, bác sĩ Quang khuyến cáo, còn nhiều nơi, nhiều vùng đặc biệt là những vùng khó khăn, xa xôi, khó tiếp cận để cung cấp kiến thức dẫn đến việc người dân thiếu kiến thức về bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Thạch tín là một chất gây độc cho cơ thể, tuy nhiên việc quản lý chưa chặt chẽ và còn nhiều sơ hở, kết hợp với việc người dân chưa thực sự đủ kiến thức về nó đã mang lại những hậu quả không đáng có. Việc trao đổi cung cấp kiến thức, siết chặt tại phạm vi quản lý địa phương là quan trọng để góp phần bảo vệ người dân khỏi những nguy cơ này.

Bệnh Bowen là ung thư biểu mô tế bào vảy nông, tại chỗ. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết. Việc điều trị tùy thuộc vào đặc điểm của khối u và có thể bao gồm nạo và đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị tại chỗ, đốt điện hoặc phẫu thuật lạnh.

Nhiễm độc Arsen (thạch tín) mạn tính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh Bowen (ung thư tế bào vảy ở da). Các dấu hiệu biểu hiện trên da của nhiễm độc Arsen mạn tính là các điểm dày sừng lòng bàn tay hoặc chân, các dát nâu đỏ, các sẩn dày sừng rải rác, đặc biệt là vùng da hở. Các triệu chứng này được gọi là các biểu hiện tiền ung thư. Bệnh nhân cần thăm khám hàng năm tại cơ sở y tế chuyên khoa, nhằm phát hiện và điều trị dự phòng sớm ung thư.

Theo Ngọc Nga/Pháp luật Việt Nam

Tin liên quan

Đi giác hơi, một người bị bỏng cồn nặng phải nhập viện

Đi giác hơi ở quán, nữ trung niên 42 tuổi ở Phú Thọ bị bỏng vùng vai và ngực phải,...

Giặt áo mưa sau khi sử dụng, chắc chắn 99% đang làm sai cách: Chẳng những không sạch, lại còn...

Có nên giặt áo mưa sau chuỗi ngày mưa dài, chúng là vật dụng không thể thiếu trong cốp xe...

Top 3 nơi nguy hiểm tuyệt đối không nên đặt điện thoại di động: Tổn hại sức khỏe, gây bệnh...

Những vị trí dưới đây cảnh báo không nên để điện thoại di động dễ gây bệnh cho bạn, chuyên...

Số ca nhiễm COVID-19 ở Cà Mau tăng vọt sau nghỉ lễ

Trong tuần qua, Cà Mau có 23 ca mắc COVID-19 mới, trong khi 4 tháng đầu năm 2023 chỉ có...

Cô gái mới 32 tuổi đã bị ung thư: Cảnh giác khi thấy nuốt nghẹn, khàn tiếng

Bác sĩ cảnh báo, căn bệnh ung thư này thường phát triển chậm, người bệnh chỉ tình cờ biết bệnh...

Bình Dương thêm ca tử vong do COVID-19, cảnh báo dịch bùng phát sau lễ

Hệ thống quản lý, giám sát bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Dương vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong...

Trẻ nhập viện do bệnh hô hấp tăng cao trước nắng nóng tại TP.HCM

Trong tháng 5, Nam Bộ tiếp tục tình trạng nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất dao...

Tin mới nhất

Cho da dưỡng ẩm bằng mỹ phẩm mà không cần đến uống nước liệu có khả thi?

3 giờ trước

Đường huyết lúc đói là 8,7 được coi là nghiêm trọng? Bác sĩ nhắc nhở không cần lo lắng nếu...

3 giờ trước

Mang tất có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ? Bác sĩ nhắc nhở cần chú ý 3 điểm này...

3 giờ trước

Phong cách trang điểm tàn nhang của Địch Lệ Nhiệt Ba bất ngờ gây sốt, được loạt mỹ nữ 'đu...

3 giờ trước

Ảnh viral ngày xưa của 'nữ thần thanh xuân' Ngô Thiến gây sốt CĐM, netizen thốt lên 'nhìn chỉ muốn...

3 giờ trước

'Tiểu Lưu Diệc Phi' bùng nổ nhan sắc ở phim cổ trang mới, lần đầu 'ẵm' phiên 1 dự án...

3 giờ trước

Lam Trường và vợ trẻ kém 17 tuổi có 'nhân duyên trời định', từng bế vợ trên tay lúc nhỏ,...

3 giờ trước

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh tiết lộ cuộc sống làm dâu trong 'gia đình hào môn': Ngày càng nhuận sắc,...

7 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của dàn diễn viên đình đám của 'Lật mặt 1': Lý Hải trở thành đạo diễn...

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình