Phụ Nữ Sức Khỏe

Ung thư cổ tử cung - Những điều cần biết

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất nhưng có thể ngăn ngừa. Dưới đây là những thông tin mới nhất về căn bệnh này:

Có 5 loại ung thư phụ khoa chính, gồm: cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ - theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC. Cổ tử cung là bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi. Ngoài ra, đây là loại ung thư chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.

Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, độ tuổi từ 35 - 55. Theo CDC, bệnh ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới tuổi 20.

HPV là nguyên nhân gây ra 99% các ca ung thư cổ tử cung, theo ông Fred Wyand - Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ.

 Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm virut HPV trong quá trình quan hệ tình dục nếu họ bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người. Theo báo cáo của CDC, ít nhất một nửa số phụ nữ sinh hoạt tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một số điểm trong đời, vài phụ nữ sẽ bị ung thư cổ tử cung.

Hơn 70% ca mắc ung thư cổ tử cung là do 2 chủng có nguy cơ cao HPV-16 và HPV-18. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và thuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư cổ tử cung, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ.

Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau quả giúp giảm từ 40-60% nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Theo DS. Dương Tuyết/Sức khỏe và đời sống

Tin liên quan

Thai phụ mang thai 8 tuần bị vỡ tử cung

Khi đang mang thai tuần thứ 8, thai phụ đột nhiên thấy người mệt mỏi, da tái xanh, buồn nôn…đến...

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Nhiều chị em thường khấp khởi mừng thầm khi có dấu hiệu chậm kinh sau quan hệ và băn khoăn...

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung mẹ cần biết

Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Vì vậy bạn cần chú ý...

Các giai đoạn cụ thể của ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi phát...

Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Vui mừng khi biết tin mang thai nhưng nhiều chị em vẫn lo lắng về những biến chứng sản khoa...

Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phụ nữ cần lưu ý

Theo bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn, nếu không xử lý kịp thời, thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn...

Những điều bà bầu nên biết về biến chứng tử cung co chậm sau sinh

Tử cung co chậm là một trong những biến chứng nguy hiểm sau sinh. Vì vậy, khi thai phụ gặp...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 7 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 11 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 11 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình