Phụ Nữ Sức Khỏe

U lành tính có chữa được không?

Các khối u lành tính khá phổ biến, có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào. Thắc mắc chung của nhiều người bệnh là các khối u lành tính có chữa được không? và không điều trị thì có sao không?

Thế nào là một khối u lành tính?

Khối u là một cụm các tế bào bất thường. Tùy thuộc vào các loại tế bào trong khối u, nó có thể là:

- Lành tính: Khối u không chứa tế bào ung thư.

- Tiền ung thư: Khối u chứa các tế bào bất thường có khả năng trở thành ung thư.

- Ác tính: Khối u chứa các tế bào ung thư.

Theo Verywell Health, một khối u ác tính hay khối u ung thư là một khối u xâm lấn và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ngược lại, các khối u khu trú, không lan rộng được gọi là lành tính. Các khối u lành tính có thể phát triển khá lớn, có thể gây tổn thương, nhưng chúng thường không lây lan qua mạch máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các triệu chứng của khối u lành tính

Hầu hết các khối u lành tính không có hại và không có khả năng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau hoặc các vấn đề khác nếu đè lên dây thần kinh hoặc mạch máu hoặc kích hoạt sản xuất quá mức các hormone, như trong hệ thống nội tiết. Chẳng hạn, các khối u xương lành tính có thể gây ra cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Không phải tất cả các khối u, ung thư hay lành tính, đều có triệu chứng.

Tùy thuộc vào vị trí của khối u, nhiều triệu chứng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng hoặc các giác quan. Ví dụ, nếu bạn có một khối u não lành tính, bạn có thể bị đau đầu, thị lực mờ, trí nhớ kém.

Nếu khối u ở gần da hoặc ở một vùng mô mềm như bụng, bạn có thể sờ thấy khối u.

Tùy thuộc vào vị trí, các triệu chứng có thể có của một khối u lành tính bao gồm:

- Ớn lạnh.

- Khó chịu hoặc đau.

- Mệt mỏi.

- Sốt.

- Ăn mất ngon.

- Đổ mồ hôi đêm.

- Giảm cân.

Các khối u lành tính có thể đủ lớn để phát hiện, đặc biệt nếu chúng nằm gần da. Tuy nhiên, hầu hết chúng không đủ lớn để gây khó chịu hoặc đau đớn. Bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Ví dụ, u mỡ có thể đủ lớn để phát hiện, nhưng nói chung chúng thường mềm, có thể di chuyển, không đau. Một số đổi màu da có thể rõ ràng trong trường hợp các khối u lành tính xuất hiện trên da, chẳng hạn như u nevi. Dù vậy, khi nhận thấy bất cứ điều gì có vẻ bất thường bạn nên đi khám bác sĩ.

Các phương pháp điều trị

Để trả lời câu hỏi U lành tính có chữa được không?, chúng ta cần hiểu trong nhiều trường hợp, khối u lành tính không cần điều trị. Các bác sĩ có thể chỉ theo dõi để đảm bảo rằng chúng không gây ra vấn đề gì. Nhưng có thể cần điều trị nếu các triệu chứng là vấn đề.

Các khối u lành tính đôi khi sẽ được loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Một số u xơ hoặc nốt ruồi có thể phát triển hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vì thế, chúng nên được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng chúng không trở thành tiền ung thư.

Mặc dù hầu hết các khối u lành tính đều vô hại, có thể tự khỏi, nhưng điều quan trọng là chúng phải được theo dõi.

Phẫu thuật là một loại điều trị phổ biến đối với các khối u lành tính. Mục đích là loại bỏ khối u mà không làm tổn thương các mô xung quanh. Các loại điều trị khác có thể bao gồm thuốc hoặc bức xạ.

Xạ trị là một phương pháp điều trị liên quan đến việc sử dụng bức xạ năng lượng cao. Nó thường được sử dụng để điều trị ung thư. Gần một nửa số người bị ung thư phải xạ trị như một phần trong kế hoạch điều trị của họ.

Xạ trị đôi khi cũng được sử dụng để điều trị các khối u lành tính (không phải ung thư) và các tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp và một số rối loạn về máu.

Các khối u lành tính ít nguy cơ tái phát một khi đã được cắt bỏ. Các ví dụ phổ biến của các khối u lành tính là u xơ tử cung, u mỡ ở da. Trong một số trường hợp, u có thể tái phát, nhưng chỉ tại vị trí ban đầu.

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Bất lực vì con nổi loạn tuổi dậy thì

Trẻ ở tuổi dậy thì thường hay có xung đột tâm lý với cha mẹ, vì đây là thời điểm...

3 sai lầm của cha mẹ tạo ra những đứa trẻ ái kỷ, chỉ biết quan tâm đến bản thân

Cody Isabel, một nhà khoa học thần kinh nghiên cứu về hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ phát...

6 lời cha mẹ không bao giờ nên nói với con

Cách nói, lời nói hoặc thậm chí là ngôn ngữ cơ thể của cha mẹ có thể hàn gắn hoặc...

8 sai lầm mà cha mẹ thường hay làm trước mặt con trẻ, tưởng nhỏ nhưng lại gây hại vô...

Nhiều cha mẹ nghĩ con cái còn nhỏ, chưa hiểu gì nên vô tư có những lời nói, hành vi...

Bà bầu ăn dứa gây sảy thai hay dễ đẻ: Bác sĩ sản khoa nói gì?

Có thông tin cho rằng mẹ bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, trong khi đó ý kiến khác lại...

Dọn dẹp phòng học của con, tôi đau đớn khi thấy một tấm ảnh rơi ra

Nhìn tấm ảnh con cất kỹ trong một cuốn sách mà tôi nghẹn lòng.

Những việc nên và không nên làm sau khi chuyển phôi

Chuyển phôi được xem là thủ thuật vô cùng quan trọng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhằm đưa...

Tin mới nhất

Chữa lành không hề là... làm quá

9 giờ trước

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

9 giờ trước

Khỉ đuôi dài lại quậy phá, 'ăn cắp' trứng gà nhà dân ở Củ Chi

9 giờ trước

Chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài kỷ lục trong gần 30 năm ở TP.HCM, kéo dài 74...

15 giờ trước

Tạm giữ 2 nghi phạm trộm xe máy và 81 đơn hàng của nam shipper ở TP.HCM

15 giờ trước

Chỉ thiên tài có IQ cao mới phát hiện ra 16 chú mèo đang ẩn náu giữa đàn chó trong...

15 giờ trước

Huy động 200 người kịp thời khống chế đám cháy rừng kèm tiếng nổ lớn trên núi Cô Tô ở...

15 giờ trước

Phát hiện bé sơ sinh người quấn băng bị bỏ, xót xa với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

15 giờ trước

Vợ Mạc Hồng Quân tiết lộ diện mạo thời 'thẩm mỹ hỏng', phải chi 90 triệu sửa mũi lần 4,...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình