Đây là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nôn trớ xảy ra khi lượng dưỡng chất trong sữa hoặc thức ăn không được cơ thể bé dung nạp gây trào ngược ra ngoài. Ngoài ra, một số trường hợp bé không ăn gì vẫn bị nôn trớ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Dưới đây là mẹo giúp bạn xử lý tình trạng trên ở trẻ hiệu quả.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do một loại virus viêm dạ dày ruột gây ra. Hầu như tất cả trẻ sinh ra đều mắc phải tình trạng này.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do lượng sữa còn lưu lại trong túi khí khi bé bú ở những tuần đầu sau sinh . Ngoài ra, dạ dày của trẻ sơ sinh còn yếu. Lúc này, van dạ dày nằm trong tình trạng đóng nhưng không chặt. Nó có thể dễ dàng bị mở và gây ra tình trạng nôn trớ.
Bình thường nôn trớ sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bé vẫn khỏe mạnh, vui vẻ và tăng cân bình thường. Tuy nhiên, nếu bé nôn trớ kết hợp với những triệu chứng khác lạ như nôn quá 6 lần/ngày, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt hoặc nôn trớ có mùi lạ và chứa dịch,... đó là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Mẹo đối phó với trẻ bị nôn trớ
Khi cho con bú mẹ nên bế con nhẹ nhàng và chọn tư thế thích hợp, thoải mái nhất. Hạn chế động tác nâng trẻ lên hoặc hạ xuống quá đột ngột sẽ làm bé dễ nôn trớ.
Luôn chuẩn bị khăn sạch để lau cho trẻ khi cần. Mẹ nên cho con bú thêm sau mỗi lần nôn trớ để giúp bé không bị đói.
Nhiều phụ huynh có suy nghĩ, mẹ nên thay đổi thức ăn cho trẻ khi xảy ra tình trạng trên. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Nó chỉ khiến dạ dày bé gặp khó khăn khi tiếp thu thực phẩm lạ và dễ gây tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ trầm trọng hơn.
Gừng có tác dụng rất tốt đối với một số bệnh liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Do đó, để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị nôn trớ, mẹ có thể pha cho trẻ dùng một vài muỗng nước gừng ấm.