Phụ Nữ Sức Khỏe

Tưởng hơi thở con có mùi vì sâu răng ai dè là do 4 chứng bệnh cần chú ý này đây

Tổng hợp những nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị hôi miệng hiệu quả, giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

1. Cảnh giác khi hơi thở của trẻ có mùi hôi

Dù là trẻ lớn hay trẻ nhỏ chưa mọc răng, mẹ nên chú ý quan tâm khi phát hiện hơi thở con có mùi hôi thối. Đây là lời cảnh báo sức khỏe trẻ có thể đang gặp vấn đề như:

Bệnh gan. Nếu hơi thở mang mùi hôi nồng như trứng thối tỏa ra từ hơi thở của bé, mẹ hãy cảnh giác với những vấn đề không hay liên quan tới chức năng gan của trẻ. Lúc này, các con rất cần được mẹ đưa đến bệnh viện để thăm khám sớm và có những điều trị tích cực đấy.

Bệnh đường tiêu hóa. Những mùi chua, tanh phát ra từ hơi thở của trẻ, kèm theo những triệu chứng như nôn trớ sau ăn, biếng ăn có thể cảnh báo cho mẹ những chứng bệnh liên quan đến dạ dày và trào ngược dạ dày. Trong khi mùi chua là dấu hiệu của bé bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì mùi tanh biểu hiện cho những vấn đề của hệ trao đổi chất ở trẻ nhỏ.

Bệnh răng miệng. Những mảng vôi bám chặt vào chân răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ làm nhiễm trùng nướu và chân răng. Trẻ hôi miệng cũng có thể do sâu răng. Vi khuẩn phá hủy lớp men, đục khoét phần tủy và phân hủy protein thành axit amin có mùi hôi. Ngoài ra, khô miệng hoặc vệ sinh lưỡi không đúng cách cũng là tác nhân gây mùi khó chịu cho hơi thở của trẻ.

Bệnh đường hô hấp. Vi khuẩn xâm hại hệ hô hấp của trẻ sẽ sinh ra chất dịch nhầy có mùi hôi. Do đó, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi kiểm tra hệ hô hấp để phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm amidan hay nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, cảm lạnh, viêm tiểu phế quản… nếu phát hiện hơi thở của bé có mùi hôi thối bất thường.

Các bệnh về mũi, xoang. Khoang mũi bị nhiễm trùng sẽ tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ chảy xuống đường hô hấp dưới gây nên những mùi hôi thối. Nhưng mẹ cũng chớ lo nhé vì khi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, hơi thở của con sẽ sớm thơm tho trở lại thôi.

Những nguyên nhân khác. Ngoài những yếu tố về bệnh lý, hôi miệng ở trẻ còn đến từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn món có mùi, tật ngậm mút ngón tay và quá trình phân hủy thành phần của thuốc.

2. Cách chăm sóc trẻ bị hôi miệng

Để mùi hôi không còn cản trở những cuộc vui với bạn bè của trẻ, mẹ hãy giúp con khắc phục tình hình hôi miệng với những giải pháp sau đây:

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm để đánh bật những thức ăn thừa dính lại.

- Rửa đồ chơi và những vật dụng liên quan khác nếu bé có thói quen ngậm, mút đồ.

- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn dính ở răng.

- Bổ sung nước uống cho con để tăng cường sản xuất nước bọt.

- Khử trùng núm vú giả sạch sẽ nếu bé còn đang sử dụng.

- Rơ lưỡi cho con với những dụng cụ làm sạch chất lượng.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Dùng kem đánh răng không chứa chất mài mòn.

- Luyện tập thói quen chải răng đúng cách.

- Thay bàn chải 3 tháng/lần.

3. Khi nào nên đưa trẻ bị hôi miệng đi khám?

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cần được cha mẹ đặc biệt lưu tâm để duy trì hơi thở thơm mát cho con. Muốn vậy chúng ta cần có sự thăm khám và phòng ngừa khoa học, hợp lý.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng đều đặn cho con đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn các bệnh tiềm tàng đó các mẹ. Hơn nữa, khi con bị hôi miệng, mẹ càng nên cho bé đi nha sĩ kiểm tra để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp.

Thăm khám nếu hôi miệng là do bệnh. Bởi vì hôi miệng còn cảnh báo nguy cơ về những căn bệnh tiềm tàng khác nên mẹ hãy đưa con đi bác sĩ ngay nếu bé cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện mùi "thối" bất thường và thời gian bị kéo dài.

Nói tóm lại, để giúp con duy trì một hơi thở thơm tho, không mùi thì cha mẹ nên thường xuyên để ý tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Bên cạnh đó là thực hiện những cách chăm sóc trẻ bị hôi miệng hiệu quả để con mau chóng lấy lại tự tin khi giao tiếp, chuyện trò cùng bạn bè.

Theo Khánh Vân/ Helino

Tin liên quan

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

Ca sĩ Võ Hạ Trâm tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng để phục hồi cơ sàn...

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

Sữa và thức ăn nhanh là 2 món mà bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, nhiều...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

11 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

11 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

11 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 10 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 10 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 1 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 2 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình