Phụ Nữ Sức Khỏe

Gia tăng trẻ viêm phổi, 2 dấu hiệu cần cho con đi viện ngay

Các bác sĩ nhi cảnh báo tình trạng trẻ viêm phổi tăng cao do vi khuẩn trong thời điểm nắng mưa thất thường như hiện nay.

Gia tăng trẻ viêm phổi
 
Ngày 6/10, các bác sĩ khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết thời gian gần đây, đơn vị này tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi do Mycoplasma.

Điển hình là trường hợp bệnh nhi N.T.Y.N. (5 tuổi, Nghi Lộc) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ho nhiều kèm sốt cao 5 ngày. Sau khi khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng, chụp X-quang, các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp viêm phổi thùy/TD tràn dịch màng phổi. 

Bệnh nhân được hội chẩn chụp CT scan ngực, cho thấy hình ảnh tổn thương đông đặc, kính mờ, tràn dịch màng phổi trái 13 mm... Ngay sau đó, bệnh nhi được chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp cho xét nghiệm chuyên sâu để định danh chính xác tên loại vi khuẩn gây ra tình trạng trên. 

Kết quả xét nghiệm Real-time PCR cho thấy trẻ dương tính với vi khuẩn Mycoplasma. Sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhi đã hết sốt, giảm ho, các tổn thương trên phim phổi cải thiện.

Theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có thể do virus và vi khuẩn. Viêm phổi hay gặp nhất ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, bệnh xảy ra quanh năm nhất là khi thay đổi thời tiết.

Hiện nay, trẻ mắc viêm phổi gia tăng có nhiều nguyên nhân do môi trường ô nhiễm, không gian ở tù túng, ngột ngạt, chậm tiêm vắc xin.... Trẻ bị viêm phổi nếu có các bệnh cảnh tim bẩm sinh, bệnh suy giảm miễn dịch, bại não thì nguy cơ tử vong rất lớn. 
 
Đối với viêm phổi do Mycoplasma hay gặp nhất là thay đổi thời tiết nắng mưa. Thống kê có khoảng 2 triệu ca viêm phổi do Mycoplasma gây ra hàng năm, với đối tượng nguy cơ chủ yếu là những người dưới 40 tuổi, đa số là trẻ nhỏ.

Bệnh có xu hướng phát triển ở những nơi người dân sinh sống hoặc làm việc tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc như trường học, khu tập thể, khu ổ chuột.

Khi xét nghiệm, vi khuẩn này thường được tìm thấy trong niêm mạc miệng, họng và đường sinh dục ở cả nam và nữ. Khi số lượng vi khuẩn tăng lên do một nguyên nhân nào đó sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.

Trẻ mắc viêm phổi dấu hiệu thường không rõ rệt. Triệu chứng điển hình, theo BS Khanh, trẻ có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra trẻ còn có thể ho nhiều, ho thành cơn, ho khan khàn tiếng đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ... có thể bị phát ban.

Theo BS Khanh, bệnh thường lây qua đường hô hấp, khi bạn hít phải những hạt khí dung trong không khí do người mắc bệnh ho bắn ra. Bệnh thường lây truyền nhanh chóng giữa những người tiếp xúc gần với nhau.

Khi trẻ sốt ho, cha mẹ cần lưu ý có thể do viêm họng, viêm VA nhưng thấy trẻ thở nhanh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ khám con có bị viêm phổi hay không.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu viêm phổi
 
Thứ nhất, nhịp thở nhanh, cha mẹ nên tập đếm nhịp thở của con. Bạn nhìn nghiêng lồng ngực của trẻ và đếm, nếu trẻ có nhịp thở: Trẻ dưới 2 tháng tuổi trên 60 lần/phút, trẻ 2 – 6 tháng tuổi là 50 phút/lần, trẻ lớn hơn thì số nhịp thở thấp hơn.

Thứ hai, trẻ thở rút lõm ngực, trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực thì cha mẹ cần nghĩ con đang viêm phổi. Đặc biệt trẻ có thêm hiện tượng bỏ bú. Viêm phổi cần điều trị tích cực, trẻ viêm phổi không thể tự điều trị ở nhà vì trẻ có thể gặp nguy hiểm. 

Nguyên tắc điều trị cho trẻ bị viêm phổi Mycoplasma - thông thoáng đường thở, hạ sốt, bù đủ dịch, liệu pháp ô xy nếu có suy thở, liệu pháp kháng sinh.

Trẻ viêm phổi được bác sĩ cho điều trị ngoại trú cần cho trẻ uống đúng thuốc bác sĩ kê, cho trẻ uống đủ nước và tái khám đúng. Nếu trẻ khó chịu chỉ lau mình mẩy, không tắm.
 
 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp ngăn ngừa bệnh như tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể bằng cách: thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, có lối sống sinh hoạt khoa học hợp lý. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh trái cây.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá, tránh hít khói bụi hay những nơi không khí ô nhiễm,… vì những tác nhân đó có thể gây ho kéo dài hơn khi bị viêm phổi. Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ, trồng thêm nhiều cây xanh. Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh.

Theo K.Chi/Infonet

Tin liên quan

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout?

Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh gout thông qua bài viết dưới đây,

Bệnh tiểu đường có thể gây ngứa bàn tay và bàn chân?

Da khô, lưu thông máu kém, mắc bệnh về da… là các nguyên nhân gây ngứa ở người tiểu đường.

Mãn kinh trễ có sống thọ hơn?

Theo nghiên cứu của Mỹ, một trong 12 dấu hiệu cho phép tiên đoán người phụ nữ sẽ sống lâu...

Trứng vịt lộn đại bổ, nhưng 3 điều này nhất định phải tránh khi ăn

Trứng vịt lộn là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng chúng cũng là "thủ phạm" gây ra...

Máu 'trắng như sữa', càng nạp vào người 4 nhóm thực phẩm này càng rước thêm bệnh

Náu trắng như sữa là cụm từ được nhiều người dùng để gọi bệnh máu nhiễm mỡ. Để ngăn ngừa...

Đang khỏe mạnh bị đột tử, bác sĩ cảnh báo người có nguy cơ cao

Ở độ tuổi còn trẻ nhưng người bệnh bất ngờ ngừng tuần hoàn và qua đời một cách đột ngột.

Lý do 3 thế hệ mắc ung thư

Virus viêm gan lây theo chiều dọc, bà mẹ mang virus không được dự phòng sẽ lây cho con, vì...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

20 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

20 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 11 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 11 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 11 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 15 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 15 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 19 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình