Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ vụ bé 5 tuổi ở HN chết đuối tại bể bơi, cha mẹ cần học gấp kiến thức này

Để đề phòng tai nạn đuối nước cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần biết tất cả những kỹ năng đơn giản dưới đây trước khi cho bé đi bơi.

Mới bước vào những ngày tháng 5, đầu tháng 6 nhưng thời tiết nắng nóng khiến cho các bậc phụ huynh cho con đến bể bơi nhiều hơn. Đây cũng là cách giúp trẻ dễ học bơi để phòng trừ các tai nạn đuối nước xảy ra. Tuy nhiên, đau lòng hơn khi việc học bơi của trẻ chưa thành thì các bé đã gặp nạn với nước chính vì sự bất cẩn, chưa phòng bị trước của các bậc cha mẹ.

Mới đây nhất, nhiều bậc phụ huynh bàng hoàng và rùng mình trước thông tin một bé trai chừng 5 tuổi gặp tai nạn đuối nước tại một bể bơi nằm trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội trong khi mẹ em đang làm đăng ký cho em học bơi.

Vụ việc một lần nữa khiến các bậc phụ huynh cẩn phải nâng cao kiến thức cũng như những kỹ năng của mình trong việc trước và trong khi đưa con trẻ tiếp cận với những hồ nước, bể bơi khi các trẻ còn quá nhỏ để ứng phó với tình huống bất ngờ.

Dưới đây là những kỹ năng sống cha mẹ cần phải biết để phòng ngừa và xử lý những trường hợp trẻ bị đuối nước.

 Cách phòng tránh trẻ bị nạn đuối nước

1. Cảnh báo trẻ về những tình huống có thể gây nguy hiểm

Khi trẻ có những kiến thức về sự nguy hiểm sẽ tránh được phần nào việc trẻ dễ bị gặp nạn

Vì vậy, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ:

- Không được xuống nước nếu chưa được sự cho phép và đồng ý của người lớn. Đặc biệt khi chưa biết bơi.

- Không đi bơi ở ngoài trời khi giông, bão, quá nắng.

- Không đi bơi ở sông, suối, hồ vắng, không có người trông coi.

- Không chạy nhảy ở bể bơi, đề phòng ngã.

- Không nhảy từ trên cao xuống, tránh gây thương vong cho chính mình và cho người khác.

- Không ra chỗ nước sâu nếu chưa biết bơi hoặc đã biết bơi nhưng không có người lớn giám sát. 

- Tuân thủ nội quy bể bơi, giữ vệ sinh chung.

2. Chuẩn bị đầy đủ vật dụng trước khi đi bơi và xuống hồ

Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như mũ bơi, kính bơi, áo phao, nút tai, khăn lông, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, dầu nóng... khi cho trẻ đi bơi vì thứ gì cũng cần thiết.

3. Không bơi vào giờ "cấm kỵ"

Không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều) vì khiến trẻ dễ bị cảm nắng. Sáng sớm và cuối giờ chiều là những thời điểm "lý tưởng" cho trẻ thoải mái vùng vẫy.

4. Phải khởi động trước khi xuống nước

Môi trường trên cạn và dưới nước không giống nhau nên cơ thể cần có thời gian thích nghi với sự thay đổi của môi trường cũng như nhiệt độ dưới nước. Nên nhắc trẻ thực hiện một số động tác khởi động chân tay, làm ấm cơ thể trước khi xuống nước, dù là ra bể bơi hay đi biển, để tránh bị chuột rút.

Cũng cần cho con tắm tráng kỹ trước khi xuống hồ bơi hay ra biển. Việc tắm tráng này giúp trẻ sạch mồ hôi, đồng thời làm quen với nước trước khi ra bơi.

5. Bơi ở hồ bơi phù hợp lứa tuổi

 Nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Khi đó độ sâu của hồ bơi sẽ phù hợp với chiều cao của trẻ tránh được tai nạn. Bên cạnh đó, những bể bơi, hồ bơi dành cho trẻ nhỏ sẽ có những vật dụng cấp cứu cũng như nhân viên cứu hộ có kinh nghiệm hơn.

6. Không ăn no trước khi bơi

Ăn quá no khi bơi sẽ làm trẻ có cảm giác tức bụng, khó chịu thậm chí trẻ còn có nguy cơ dễ bị ngạt nếu vừa nhai kẹo cao su vừa bơi. 

Cũng không nên để bụng quá đói, trẻ dễ mệt, choáng khi bơi. Tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi xuống bể khoảng 45-60 phút. Ngoài ra, nên cho trẻ uống đủ nước, có thể mang theo nước chanh muối.

 Cách xử trí khi trẻ gặp nạn đuối nước

Đuối nước là tình huống không ai mong muốn xảy ra với bất kì trẻ nhỏ hay người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp gặp tai nạn với nước, đuối nước và rất nhiều trong số đó đã không may mắn thoát khỏi vì không được sơ cấp cứu đúng cách và kịp thời.

Chính vì thế, để đề phòng điều đáng tiếc nhất xảy ra với trẻ nhỏ nói riêng và người lớn nói chung, các bậc cha mẹ cần phòng bị cho mình những kĩ năng sơ cấp cứu cho người bị đuối nước trước khi chuyển đến bệnh viện. Điều này là vô cùng cấp thiết.

Dưới đây là những các bước sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần nắm rõ:

- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho trẻ nắm, ném phao hoặc vớt trẻ lên.

- Tiếp theo, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh hãy kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách quan sát lồng ngực.

- Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 người cấp cứu) hoặc 30/2 (1 người cấp cứu) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem trẻ có thở lại được không? Môi có hồng không? Có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không? Nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển trẻ tới cơ sở y tế.

Còn nếu trẻ còn tự thở, hãy đặt trẻ ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói.

- Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người trẻ bằng chăn hay một tấm khăn khô.

- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay cả khi trẻ có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

Theo Chi Chi/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn mẹ cách chọn loại sữa phù hợp cho trẻ em theo từng độ tuổi

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết từ 1 tuổi trở đi, ngoài...

Cho trẻ em ăn chanh và cái kết cười nghiêng ngả

Phản ứng quá hài hước của các bé khi ăn chanh khiến người xem không thể nhịn cười.

Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ em trong độ tuổi ăn dặm

Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên cũng là lúc bước vào hành trình ăn dặm. Trong...

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân...

Chọn đồ bơi cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng này

Liệu cha mẹ đã biết cách chọn cho trẻ những bộ đồ bơi an toàn, chất lượng để con thỏa...

Chứng nhiệt miệng ở trẻ em sẽ biến mất nếu mẹ làm ngay những cách đơn giản này

Nhiệt miệng là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt vào mùa nóng. Để chữa trị cho bé,...

Những món ăn gây ung thư ở trẻ em cha mẹ nhất định phải cẩn thận

Hầu hết trẻ em đều không biết đến sự nguy hại của thực phẩm công nghiệp chế biến thành món...

Tin mới nhất

Phim của Nhậm Gia Luân kết thúc bi thương, thành tích còn thua 'Liễu Chu Ký' vì điều này

18 giờ trước

Thành tích "Dục hỏa chi lộ" của Triệu Lệ Dĩnh gây tranh cãi, số điểm Douban thấp hơn kỳ vọng?

18 giờ trước

'Sốc nặng' khi chứng kiến Thành Nghị 'rơi tự do' trên phim trường Phó Sơn Hải

18 giờ trước

Diễn viên Lê Giang nhập viện cấp cứu ở Thái Lan: Nôn mửa, tiêu chảy cả đêm, nằm quằn quại...

18 giờ trước

Khoảnh khắc 'Ảnh hậu Cbiz' Châu Đông Vũ trò chuyện cùng Song Joong Ki 'gây bão' khắp cõi mạng

18 giờ trước

Vân Hugo hé lộ hôn nhân với chồng đại gia: Từng bị chồng nghi ngờ nói dối, cách ứng xử...

18 giờ trước

Sao nữ từng bị đồn là tiểu tam, chen ngang hôn nhân của Diệp Lâm Anh: Công khai con đầu...

18 giờ trước

Liên tiếp có 3 bộ phim thất bại, Dương Mịch vẫn là 'sao nữ Trung Quốc nổi tiếng nhất năm...

18 giờ trước

Angelababy có động thái gây chú ý giữa lúc Huỳnh Hiểu Minh công khai yêu đương cùng 'tình mới'

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình