Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ tháng 4/2018, Việt Nam sẽ thay thế vắc xin Quinvaxem tiêm chủng mở rộng

Theo kế hoạch, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc từ tháng 4 năm 2018.

Ngày 27/3, Bộ Y tế ra thông báo, hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, số vắc xin Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018 trên quy mô toàn quốc. 

Vì vậy, Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. 

Vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Để tiếp tục duy trì thành tựu và kết quả công tác tiêm chủng mở rộng, năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch đưa một số vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1.

Theo đó, được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin Sởi – Rubella. Trong tháng 3/2018, vắc xin Sởi – Rubella được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bước đầu triển khai tại 04 tỉnh, kết quả thu được cho thấy tính an toàn tương tự như vắc xin Sởi – Rubella đã sử dụng như giai đoạn 2014 - 2016. 

Theo kế hoạch, từ tháng 4/2018, vắc xin Sởi – Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng.

Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với tiếp tục cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp), Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin tiêm IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 8/2018.


- Vắc xin bại liệt tiêm (IPV): Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và bảo vệ thành quả trong hơn 17 năm qua.   

- Vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib: Trong hơn 7 năm qua, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã sử dụng vắc xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi.  

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình mở rộng, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Do tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, và kết quả của một số nghiên cứu, đánh giá cho thấy miễn dịch bảo vệ phòng sởi ở phụ nữ mang thai thấp; Bộ Y tế khuyến cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi – Rubella để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh Sởi, hội chứng Rubella bẩm sinh với đa dị tật cho con.

- Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu về việc tiêm vắc xin Sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi vào cuối năm 2018./.

- Vắc xin phòng bệnh Sởi – Rubella: Giai đoạn 2014 – 2016, Việt Nam đã triển khai thành công chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho hơn 23 triệu trẻ em dưới 19 tuổi trên toàn quốc do Ấn độ sản xuất, góp phần kiểm soát dịch bệnh sởi rubella, năm 2017 số ca mắc thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Theo Minh Ngọc/Helino

Tin liên quan

7 loại vắc xin mẹ nhớ phải tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ con

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng những loại vắc xin này để sau này cho con khỏe...

Sai lầm thường gặp của mẹ khi tiêm vắc xin cho trẻ

Tiêm phòng cho con là điều không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng nhiều mẹ...

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không?

Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại...

90 trẻ mắc, Bộ Y tế lo bùng phát dịch sởi

Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có 90 trường hợp mắc sởi, tăng hơn 30% so với năm 2017,...

Ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2018

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua...

Bồi thường tai biến sau tiêm chủng cho 5 trường hợp

5 ca phản ứng nặng sau tiêm chủng đã được bồi thường sau khi Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về...

Bác sĩ chỉ cách xử lý đúng những triệu chứng thường gặp sau tiêm chủng cho bé

Cha mẹ cần lưu ý một số biểu hiện trước và sau khi đưa bé đi tiêm chủng để bảo...

Tin mới nhất

Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt

16 giờ trước

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối hay không?

23 giờ trước

9 thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu giúp thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ

23 giờ trước

Người mẹ cao 1,3 mét sinh bé gái nặng 3,5 kg

1 ngày 15 giờ trước

Bà bầu ăn rau muống được không?

2 ngày 1 giờ trước

Bà bầu tuân thủ nguyên tắc '4 nên 4 không' với 7 loại rau này để thai nhi khỏe mạnh

2 ngày 1 giờ trước

Cách xử lý vòng tránh thai bị lệch

02/07/2024 17:06

Cảnh bỉm sữa của 'vợ shark Bình' Phương Oanh gây tranh cãi, vợ Á hậu Shark Hưng lại được khen...

01/07/2024 12:25

Hành trình dưỡng thai ở Mỹ của siêu mẫu Võ Hoàng Yến: Tiết kiệm không sắm đồ bầu, ám ảnh...

29/06/2024 19:35

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình