Nước dừa bổ dưỡng, bù nước và cân bằng điện giải
Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe.
Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:
Carb: 15 gram
Đường: 8 gam
Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
Magiê: 4% DV
Phốt pho: 2% DV
Kali: 15% DV
Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…
6 nhóm người "đại kỵ" với nước dừa
Người mắc bệnh tiểu đường, béo phì
Theo các chuyên gia, những người bị tiểu đường tốt nhất nên hạn chế uống nước dừa, đặc biệt không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết. Ngoài ra, những người nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này vì có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân… Nếu muốn uống thì trước hết cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Người thận yếu
Nếu là người hay tiểu đêm, thận yếu thì tốt nhất bạn nên kiêng món nước dừa vì đồ uống này rất lợi tiểu. Tiêu thụ nước dừa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giảm chất lượng giấc ngủ.
Người có thể tạng thuộc âm
Những người có thể trạng thuộc âm sẽ có dấu hiệu tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, bắp thịt mềm nhão, chậm chạp… thì không nên uống nước dừa. Nước dừa cũng thuộc âm, tính lạnh, khiến dấu hiệu tiêu chảy, tay chân lạnh thêm trầm trọng.
Người đang bị đau bụng kinh
Phụ nữ đang đau bụng kinh thì không nên uống nước dừa vì trong kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem lại về giác mát lạnh.
Người khỏe mạnh cũng chỉ nên uống 3-4 trái/tuần, không nên uống liên tục trong nhiều ngày.
Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu
Tử cung của người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để phát triển phôi thai. Do đó cần tránh dùng nước dừa kẻo ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể uống nước dừa khi thai nhi ổn định nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh
Dừa xiêm tính lạnh, tác dụng làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu người bệnh trĩ và huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm.