Bệnh Zona thần kinh là bệnh như thế nào?
Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus varicella-zoster. Đây là loại virus gây nên bệnh thủy đậu. Khi không điều trị dứt điểm bệnh thủy đậu, chúng sẽ vẫn ẩn nấp nhiều năm trong hệ thần kinh. Nếu được gặp môi trường phù hợp nó sẽ tái hoạt động và gây bệnh Zona thần kinh.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đó là phát ban màu đỏ, hồng và hình thành các dải mụn nước hay thành đường dài theo dây thần kinh. Xuất hiện các mụn nước tại lưng, thân người, cổ, mặt. Đây là căn bệnh không gây đe dọa tới tính mạng nhưng sẽ khiến bạn có cảm giác đau rát và để lại biến chứng.
Những dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh
Nhiều giả thuyết cho rằng, khả năng tái hoạt động của virus gây ra bệnh zona thần kinh là do khả năng miễn dịch kém của người bệnh.
Những dấu hiệu của bệnh Zona đó là:
Đau rát và có một vùng da cảm thấy bỏng rát.
Tại vị trí bỏng rát này, sau vài ngày sẽ hình thành các mụn nước phồng rộp màu hồng hoặc hồng trắng. Vị trí xuất hiện của những dải mụn nước là xung quanh cột sống đến thân mình.
Xuất hiện những vùng da bị mụn nước căng phồng và rất dễ vỡ.
Phát ban, ngứa ở trên mặt và tai.
Đồng thời với cảm giác đau rát và phát ban còn một số dấu hiệu khác có thể kể đến như: sốt, cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, uể oải. Đây là những dấu hiệu thường gặp. Bên cạnh đó là những biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
Vùng mắt bị virus tấn công và có biểu hiện đau, phát ban mắt. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn vùng mắt.
Thị lực giảm và đau dữ dội ở một bên tai, chóng mặt, không cảm nhận được vị giác.
Da sưng đỏ, khi chạm vào thấy rất nóng, có biểu hiện nhiễm trùng vi khuẩn.
Đối tượng mắc bệnh Zona thần kinh
Đối tượng mắc bệnh không trừ bất cứ ai. Tuy nhiên đây là bệnh thường thấy ở người có hệ miễn dịch kém và người già.
Nếu điều trị đúng, trong khoảng 2 – 3 tuần, những người bị bệnh thường sẽ tự khỏi. Bạn cần hết sức cẩn thận vì bệnh hoàn toàn có thể tái lại.
Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao ở một số yếu tố điển hình như:
Người đang chữa bệnh ung thư: Sức đề kháng bị giảm sút trầm trọng do thực hiện các biện pháp hóa trị, xạ trị.
Người mắc một số bệnh nhất định: Hệ miễn dịch bị suy yếu do mắc một số bệnh như HIV/AIDS, ung thư.
Một vài đối tượng đang sử dụng thuốc: Nếu sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài sẽ gây tăng cao nguy cơ mắc bệnh hơn.
Bệnh zona thần kinh có lây không?
Câu trả lời là CÓ. Vì là một bệnh truyền nhiễm nên bệnh zona thần kinh có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh zona thần kinh có lây qua đường nào?
Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù vậy người bị lây bệnh có thể sẽ bị thủy đậu chứ không phải bệnh Zona thần kinh. Nếu đã từng bị thủy đậu thì sẽ không bị mắc bệnh Zona thần kinh từ người khác. Tuy vậy, khi đã mắc bệnh Zona thì vẫn có thể thêm một lần nữa bị lây Zona thần kinh.
Nếu không có biện pháp điều trị bệnh Zona thần kinh phù hợp và kịp thờ sẽ dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Da bị viêm loét: Bề mặt da bị phá hủy do sự tích tụ mụn nước. Từ đó gây hình thành các vết loét sâu, sưng tấy, dễ bị nhiễm trùng.
- Đau thần kinh: Virus trú gây bệnh Zona thần kinh thường ẩn tại các dây thần kinh nên sẽ gây cảm giác đau nhức âm ỉ, sâu trong tế bào thần kinh của người bệnh. Đồng thời, hệ thần kinh dưới da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Để lại sẹo: Bệnh Zona có thể để lại nhiều vết sẹo lồi lõm gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt là các khu vực cổ, mặt, vành tai.
- Thị lực bị suy giảm: Khi mắc bệnh, vùng mắt thường bị virus tấn công khiến người bệnh bị giảm thị lực thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến mù lòa.
- Ảnh hưởng tới thính giác: Nếu Zona ở tai không được kịp thời điều trị có thể gây ù tai, khó nghe thậm chí điếc.
- Viêm màng não: Bệnh Zona trên mặt có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Tóm lại, bệnh zona thần kinh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn và điều trị chính xác nhất, Với cách giữ vệ sinh da, chế độ ăn uống kiêng khem đầy đủ và dùng thuốc uống, thuốc bôi phù hợp sẽ giúp hạn chế sự phát triển của bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.