BS Tạ Tùng Duy, Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bệnh trĩ thường do tăng áp lực xung quanh hậu môn. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là táo bón. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Căng thẳng trong khi đi đại tiện
- Bệnh tiêu chảy
- Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài
- Mang thai
- Thừa cân
Bệnh trĩ có thể xuất hiện dưới dạng cục cứng xung quanh hậu môn và đôi khi cần được phẫu thuật cắt bỏ. Ai cũng có thể mắc bệnh trĩ. Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 75% người sẽ bị trĩ vào một thời điểm nào đó trong đời, phổ biến nhất là ở tuổi trưởng thành.
Trẻ sơ sinh không thể cho bạn biết điều gì đang khiến bé khó chịu. Do đó, điều quan trọng là phải cảnh giác và chú ý đến một số triệu chứng nhất định để xác định xem trẻ có bị trĩ hay không.
Trẻ sơ sinh bị trĩ là trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu bạn thấy những cục sưng tấy, khó chịu xung quanh hậu môn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh.
Những triệu chứng này bao gồm:
- Rải máu trong phân
- Chảy dịch từ hậu môn
- Trẻ khóc khi đi đại tiện
- Phân khô và cứng
Nếu nghi ngờ trẻ bị trĩ, bạn nên cho trẻ đi khám tại các phòng khám nhi khoa để được chẩn đoán chính xác nhất, vì tình trạng trẻ khó chịu có thể do bệnh lý khác. Trong một vài trường hợp, máu trong phân của trẻ có thể do một bệnh lý nghiêm trọng khác gây ra.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là táo bón nên điều quan trọng là phải theo dõi chế độ ăn của trẻ. Nếu trẻ bú sữa mẹ, bé sẽ rất ít khi gặp tình trạng táo bón. Nếu nguồn thức ăn chính là sữa công thức hoặc đã bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc, trẻ có khả năng sẽ bị táo bón.
Đối với trẻ lớn hơn và người lớn, táo bón thường do thiếu chất xơ, thiếu nước và tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về tình trạng táo bón của trẻ.
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị cho trẻ sử dụng viên nhét hậu môn cho bé sơ sinh. Ngoài táo bón, một trong những bệnh lý có thể gây nhầm lẫn với trẻ bị trĩ, đó là tình trạng nứt hậu môn ở trẻ. Nếu vết máu xuất hiện khi bạn lau chùi cho con, có thể trẻ chỉ bị nứt hậu môn chứ không phải bệnh trĩ.