Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ cận thị ngày càng nhiều, phụ huynh nên làm gì?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì vào năm 2050, số trẻ em ở Việt Nam bị cận thị sẽ lên tới con số 90%. Đây không hẳn là lời cảnh báo mà thực tế, việc này đang diễn ra và chúng ta rất dễ dàng nhìn thấy con số này ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Đi tìm nguyên nhân trẻ em bị cận thị tăng nhanh

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, dẫn ý kiến của bác sĩ CKII Phan Hồng Mai - trưởng khoa khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết trẻ em mắc bệnh cận thị ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt sau mùa dịch COVID-19. Nguyên nhân chủ yếu khiến thị lực trẻ đi xuống vì đây là thời điểm mà trẻ học online trên máy vi tính kéo dài. Đây cũng là giai đoạn mà nhiều trẻ bị "nhốt" ở trong nhà và với những trẻ đã bị cận thì dễ tăng độ thêm.

Một dự báo của WHO khiến rất nhiều phụ huynh đang có con nhỏ, đặc biệt con ở tuổi đến trường lo ngại, khi họ đưa ra con số 50% dân số trên thế giới sẽ bị cận vào năm 2050. Trong đó riêng ở châu Á cận thị nhiều hơn do yếu tố chủng tộc, trẻ em ở khu vực này sẽ bị cận ở 80-90%.

Có  rất nhiều các yếu tố liên quan tới bệnh cận thị như gene, môi trường, chủng tộc... Trong đó yếu tố môi trường như nhìn điện thoại, máy tính nhiều, ít hoạt động ngoài trời, ở trong nhà nhiều... có tác động mạnh mẽ tới hệ quả này.

Hiện tỷ lệ trẻ em ở thành thị bị cận nhiều hơn so với nông thôn. Nguyên nhân chính là vì trẻ em nông thôn được chơi ở ngoài trời nhiều hơn. Một lý do khác phải kể đến là áp lực của học hành, thi cử của trẻ em ở thành thị cũng cao hơn so với trẻ học ở nông thôn. Khi trẻ phải học hành nhiều sẽ tăng lên việc nhìn gần, nhìn nhiều, gây cận thị tăng nhanh.

Công nghệ ngày càng phát triển, thế hệ trẻ hiện nay có nhiều điều kiện để tiếp xúc cũng như sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại, ti vi. Thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình, nhìn nhiều... trong tình trạng ánh sáng xanh của các thiết bị này tương tác với thị lực, là nguyên nhân lớn gây cận thị. Ngoài ra còn sinh ra nhiều bệnh về mắt khác như đau mỏi mắt, loạn thị, mất thị lực. Các thiết bị điện này phát ra ánh sáng xanh và chúng có bước sóng nằm sát tia tử ngoại, làm giảm thị lực.

Ảnh minh họa: Internet

Một nguyên nhân khác không thể không nhắc tới, đó là chế độ ăn uống, vui chơi, học tập và nghỉ ngơi không điều độ. Trẻ thường học quá nhiều, khi giải lao hay nghỉ ngơi, thay vì ra ngoài trời chơi thì lại dán mắt vào điện thoại. Dần dần sẽ hình thành nên việc suy giảm thị lực.

Dưới đây là những dấu hiệu để biết trẻ cận thị:

+ Trẻ thường xuyên kêu mỏi mắt, chói mắt, nhức đầu, nhìn mờ, thậm chí còn chảy nước mắt hay dụi mắt, sợ ánh sáng chói.

+ Trẻ phải cúi sát lại gần mới nhìn thấy hoặc hay nheo mắt, nghiêng đầu, nhất là khi xem tivi, nhìn đồ vật nhỏ, đồ vật ở xa.

+ Đọc sách phải dùng tay dò từng dòng, hay chép bài của bạn, chữ viết sai, kết quả học giảm sút bất thường.

+ Không thích tham gia các trò chơi liên quan tới mắt như nhìn xa, đá cầu, đá bóng...

Một số cách phòng tránh cận thị cho trẻ

+ Lưu ý trẻ đọc, viết đúng khoảng cách quy định

+ Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh lớn là 30-40cm, còn học sinh nhỏ tuổi đọc cách khoảng 25cm. Nếu để trẻ đọc hoặc viết quá gần sẽ làm mắt phải điều tiết, làm mỏi mệt, gia tăng độ cận thị. Còn khoảng cách khi làm việc với máy tính là 60cm. Cách này giúp mắt tránh những tác động xấu của màn hình và cũng không phải điều tiết.

Nhóm thực phẩm tốt cho mắt. Ảnh minh họa: Internet

 + Tư thế ngay ngắn lưng và cổ thẳng sẽ giúp phòng tránh mỏi mệt và gù vẹo cột sống.

+ Cha mẹ lưu ý cho trẻ chỉ nên xem truyền hình với thời lượng vừa phải khoảng một tiếng mỗi ngày.

+ Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để mắt khỏe, như các nhóm thực phẩm giàu vitamin  A, E, C. Đối với các trường hợp cận thị tiến triển nhanh có thể bổ sung dưỡng chất bằng các loại thuốc bổ mắt thông dụng.

 

Châu Anh (t/h)

Tin liên quan

Bé trai 7 tuổi yếu liệt tứ chi theo cơn, đi khám bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh tưởng...

Bé trai bị yếu liệt tứ chi theo cơn, kèm theo tình trạng nói khó nên được gia đình đưa...

Cách xử lí thông minh của cha mẹ khi con trẻ có thói quen "ăn vạ"

Nếu con trẻ có thói quen ăn vạ, cha mẹ hãy ghi nhớ những cách giải quyết dưới đây.

Hiểu kỹ hơn về bệnh rung lắc ở trẻ để tránh những mối hiểm họa tiềm ẩn

Nhiều ông bà, cha mẹ có thói quen lắc hoặc rung như cách dỗ dành mỗi khi trẻ khóc, sốt...

Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?

Trẻ thường có thói quen thích xem tivi hơn học bài. Những lúc như thế bố mẹ thường dễ nổi...

Cảnh báo trẻ "nghiện" điện thoại: Nguy cơ khôn lường, 20 tuổi thoái hoá khớp ngón tay

Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử làm trẻ nhỏ thường tập trung vào thiết bị mà quên đi...

Xử lý thế nào khi ông bà nuông chiều cháu quá mức?

Ông bà quá nuông chiều cháu luôn là việc khó xử lý bởi họ thường xuất phát từ sự yêu...

Có một kiểu gọi là "cha mẹ nghèo giấu mặt", bề ngoài lung linh nhưng sâu bên trong là cay...

Thực tế, thu nhập của họ không hề thấp, nhưng phần lớn chi tiêu đều dành cho điều này.

Tin mới nhất

Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Vàng SJC biến động trái chiều, quay đầu giảm nhẹ

6 giờ trước

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc mưa và giông, nhiều nơi giảm nhiệt, Nam Bộ nắng nóng và nắng nóng...

6 giờ trước

Số người ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ ở Đồng Nai không ngừng tăng: 2 bệnh nhi tiên lượng...

6 giờ trước

Đối mặt thời tiết cực đoan dị thường, miền Bắc đón 2 đợt gió mùa Đông Bắc trong tháng 5,...

6 giờ trước

Thông tin mới nhất trong vụ hơn 300 người nghi ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai

12 giờ trước

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách...

12 giờ trước

Cận cảnh tình trạng nước cạn đáy, gần 200 tấn cá chết thối, nổi trắng hồ Sông Mây

1 ngày trước

Giá xăng tăng tiến sát 25.000 đồng/lít kể từ chiều ngày 2/5/2024

1 ngày trước

Thử thách tìm 5 quả dứa trong căn phòng cổ điển: Nếu làm được chứng tỏ bạn có kĩ năng...

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình