Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ bị tay chân miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ

Tay chân miệng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, thường bùng phát thành dịch. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và chăm sóc khi trẻ mắc phải căn bệnh này.

Tay chân miệng là căn bệnh theo mùa phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 tuần nếu cha mẹ phát hiện sớm, đưa trẻ đi khám kịp thời. Đồng thời biết những việc nên và không nên kiêng khi chăm sóc con.

Nguyên nhân, dấu hiệu khi trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh do nhóm virus cấp tính đường ruột Coxsackie A16 và EV17 gây nên. Trẻ dưới 3 tuổi mắc bệnh tay chân miệng với 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà, không cần nhập viện.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là bé bỏ ăn, sốt, chảy dãi, cảm thấy đau miệng khi nói.

Tay chân miệng có thể bùng phát thành dịch theo các mùa trong năm - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, một số bộ phận trên cơ thể trẻ (lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, gối…) sẽ bắt đầu nổi mụn nước. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ con mắc bệnh tay chân miệng.

Tay chân miệng chuyển sang cấp độ nặng thứ hai khi trẻ sốt liên tục trên 39 độ C hơn 2 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm. Trẻ có triệu chứng nôn ói hoặc liên tục có cảm giác buồn nôn.

Ở cấp độ 3, trẻ có biểu hiện giật mình chới với, ngủ không sâu, không đi vững, tay chân yếu ớt, người run rẩy. Khi chuyển sang cấp độ 4, bệnh quá nặng, trẻ có dấu hiệu thở mệt, da nổi hoa, không sờ thấy mạch hoặc mạch đập quá nhanh.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, khoảng 90% trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Đến ngày thứ 4 phát bệnh nếu trông trẻ tươi lên, không giật mình, không sốt cao thì sẽ nhanh bình phục.

Trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Cha mẹ cần quan tâm đến tình trạng nổi mụn nước, chế độ dinh dưỡng, thuốc kháng sinh, giấc ngủ của trẻ. Cụ thể:

Kiểm tra mụn nước: Nếu mụn nước nổi lên quá nhiều, cha mẹ không nên lo lắng. Không nên bôi thuốc xanh methylen sát trùng vì không mang lại hiệu quả đồng thời bác sĩ sẽ khó kiểm tra tình trạng mụn nước.

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ nhẹ có thể được chăm sóc tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc men: Nếu trẻ không có hiện tượng loét miệng gây bội nhiễm, không cần dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, cũng không nên cho trẻ uống vitamin vì khi đang đau miệng, trẻ cũng không chịu uống. Trẻ bị đau họng do vết loét gây khó ngủ, nên sử dụng thuốc gói Grangel (thuốc trị viêm loét dạ dày) để vào ngăn mát tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm hay chấm vào vết loét. 

Chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, không ăn các thức ăn cay, nóng, thức ăn chua. Những loại thực phẩm này sẽ khiến vết loét thêm trầm trọng, đau đớn hơn.

Để tránh làm đau miệng trẻ, nên sử dụng loại thìa mềm, không cho ngậm ti giả. Thức ăn sau khi nấu nên để nguội mới cho trẻ ăn. Trẻ không chịu ăn nên dùng gói Grangel để rơ miệng.

Vệ sinh cơ thể: Cha mẹ tắm rửa, vệ sinh cơ thể bé bình thường, mụn nước sẽ tự động khô lại sau một thời gian. Nếu kiêng tắm, cơ thể bé sẽ ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ do cơ thể không được làm sạch.

Bước sang ngày thứ 4, bệnh tay chân miệng sẽ thuyên giảm, trẻ không còn dấu hiệu giật mình, không còn sốt cao.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng cách nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường phổ biến, dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Để phòng ngừa tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý:

- Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các bác sĩ lưu ý cha mẹ cũng nên tạo thói quen này.

- Khi con bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần thông báo với cô giáo phụ trách lớp học để phòng ngừa tình trạng lây lan cho những trẻ khác.

Cha mẹ nên chú ý vệ sinh nhà ở, đồ chơi cho trẻ thường xuyên, đặc biệt trong mùa dịch tay chân miệng - Ảnh minh họa: Internet

- Cho trẻ nghỉ học và điều trị bệnh ít nhất 10 ngày.

- Sử dụng thuốc để sát trùng trong sân nhà, đồ chơi của trẻ. 

Tuệ Lâm

Tin liên quan

Bổ sung quá nhiều rau - Sai lầm trong ăn dặm dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bổ sung rau củ trong cháo, súp, bột của trẻ sẽ giúp trẻ có đủ...

Cảnh báo: 6 điều tuyệt đối không nên làm với trẻ sơ sinh để tránh nguy hại đến tính mạng

Những kinh nghiệm dân gian trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây hoàn toàn sai lầm, gây nguy...

5 đồ chơi khiến trẻ nhỏ dễ gặp nguy hiểm

Hạt nở, bom thối, con quay, bóng bay khí hydro... đều trở nên nguy hại nếu như trẻ không được...

Bật mí phương pháp dạy con học chữ cái hiệu quả

Con đọc được toàn bộ bảng chữ cái là niềm tự hào của cha mẹ. Tuy nhiên, các bậc phụ...

Xử trí bất thường hay gặp ở bầu vú sau sinh

Sau khi sinh, thai phụ thường có hiện tượng bầu vú căng và đau, sữa không chảy ra được do...

Những bài tập giúp giảm mỏi mắt, rất cần thiết cho học trò

Liên tục nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại hoặc đọc sách dưới ánh sáng mờ có thể gây...

Viêm họng cấp ở trẻ và cách trị

Họng với nhiều chức năng sinh lý khác nhau như: nuốt, thở, phát âm, vị giác... là ngã tư đường...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 14 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình