Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ bị nấm lưỡi và những bước điều trị cực nhanh, đơn giản mà hiệu quả

Trẻ thường có cảm giác khó chịu, chán ăn, thậm chí bỏ ăn khi bị nấm lưỡi. Căn bệnh này gây ảnh xấu đến sự phát triển toàn diện và sức khỏe của trẻ.

Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi là hiện tượng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ làm các bé rất khó chịu dẫn đến tình trạng biếng ăn làm cha mẹ rất lo lắng. Do đó, khi phát hiện bệnh mẹ cần phải nắm rõ các bước xử lý sau để trị dứt điểm và phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi do vi khuẩn: Thông thường thủ phạm chính là nấm Candida albican, loại này thường có trong đường ruột. Theo đó, nấm canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây nên phiền toái nào cho bé.

Trong một số trường hợp, do việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị nấm lưỡi. Khi bị tưa lưỡi do nấm, lưỡi bé xuất hiện những đốm trắng giống với cặn sữa trên bề mặt. Bé có thể bị đau rát, dẫn tới kém ăn.

Nấm lưỡi do virut: Khi mắc bệnh, lưỡi và lợi của bé sẽ có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai và nuốt. Đồng thời bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và sốt cao.

Nấm lưỡi do uống kháng sinh: Theo đó có một số loại thuốc kháng sinh có thể gây bệnh cho bé, bởi kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm lưỡi

Thông thường nấm lưỡi xảy ra ở trẻ sơ sinh đến trẻ 9 - 10 tuổi, thậm chí trẻ 15 tuổi nếu không vệ sinh tốt.

Biểu hiện ban đầu của nấm thường là những hình tráng tròn, tạo thành tưa trên lưỡi.

Trẻ còn bú mẹ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, trẻ lớn sẽ có dấy hiệu chán ăn vì đau đớn.

Khi bị nấm lưỡi sẽ thấy viêm đỏ trong miệng.

Cách điều trị khi trẻ bị nấm lưỡi

Bước 1: Phòng bệnh nấm lưỡi

Cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của bé đúng cách, đặc biệt khi uống sữa ngoài, ăn dặm bằng cách cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng. Đặc biệt, nên rơ lưỡi cho trẻ tuần 2 lần để làm sạch các vết cặn ở trên lưỡi và vòm miệng trẻ.

Với trẻ lớn, mẹ cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% 1 lần/ tuần. Còn trẻ sơ sinh, bạn nên dùng gạc mềm cà sạch, thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ.

Hạn chế tối đa việc cho con ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt và chất ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường cho nấm sinh sôi, nảy nở. 

Bước 2: Cách xử trí khi trẻ bị nấm lưỡi

Khi bé bị nấm lưỡi nhẹ, bố mẹ có thể dùng nước muối thông thường pha loãng hoặc nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày cho bé. Đồng thời, bạn có thể dùng một miếng gạc mềm tẩm dung dịch nước muối rồi lau cho bé.

Trường hợp nặng, bố mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân nấm lưỡi và dùng thuốc phù hợp với bệnh của bé. Thông thường có thể dùng một số thuốc như Nystatin, Miconnazol. Tuy nhiên, khi dùng Miconnazol cần lưu ý không dùng cho trẻ bị bệnh về gan, bị dị ứng với Miconazol vì thuốc này sẽ gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa,… cho trẻ. Còn Nystatin là loại thuốc tốt nhất cho các bé vì không có độc và không ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi khám. Bố mẹ có thể kết hợp cho bé uống thuốc và rơ lưỡi sạch sẽ cho bé nhanh khỏi.

Bước 3: Một số lưu ý khi điều trị nấm lưỡi cho bé

Cần xác định mức độ của bệnh để kịp thời có hướng điều trị đùng, tráng để lớp nấm trên lưỡi sẽ dày, khi rơ lưỡi để tẩy các mảng nấm có thể sẽ để lại lớp nhiêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu khiến trẻ bị đau.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về rơ lưỡi hoặc cho bé uống vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Chỉ nên rơ lưỡi khi bé đói để tránh nôn ói.

Khi rơ lưỡi cho bé cần vệ sinh chân tay sạch sẽ và dùng nước sôi để nguội rơ lưỡi cho bé. Tuyệt đối không dùng nước chưa đun sôi vệ sinh miệng cho bé. Đặc biệt, hấp hoặc luộc núm vú, bình sữa trong 5 – 7 phút sau mỗi lần bú.

Tuyệt đối không cậy những nốt mụn trong lưỡi của bé vì có thể gây nhiễm trùng và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Không tưa lưỡi bằng mật ong cho trẻ nhũ nhi vì mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, chuyển dạng thành vi khuẩn sống gây nguy hiểm cho trẻ.

Nam Phong (TH)

Tin liên quan

Trẻ 7 tháng ăn được những gì để nhanh chóng phát triển não bộ và cao lớn?

Bố mẹ nên cho trẻ ăn khi trẻ 7 tháng tuổi để con phát triển hoàn thiện não bộ và...

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thế nào là bình thường?

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày thường khiến bố mẹ lo lắng vì tình trạng này kéo dài có...

Đau bụng dưới khi mang thai gây nguy hiểm gì cho bà bầu?

Đau bụng dưới là hiện tượng mà bất kỳ bà bầu nào khi mang thai cũng gặp phải nhưng cần...

Ăn gì, uống gì để chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả?

Tiểu đêm là một chứng bệnh thường gặp và cảnh báo nhiều nguy cơ xấu đến sức khỏe như suy...

Không muốn mắc bệnh đau nửa đầu vào hè, bạn nên tuân thủ ngay những điều sau

Thời tiết nắng nóng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đau nửa đầu, mệt mỏi,...

7 loại thức uống đơn giản giúp cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài

Những loại đồ uống dưới đây sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài, khiến cơ thể bị suy...

Tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu đêm là bệnh lý rất phiền toái, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và còn là dấu hiệu của...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình