Thời điểm trẻ tròn 1 tuổi đã có những thay đổi lớn, đánh dấu sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Trẻ đã bắt đầu nhận thức được nhiều điều, giai đoạn này cha mẹ cần dìu dắt, tạo môi trường thuận lợi để giúp bé hoàn thiện hơn.
Vậy bé 1 tuổi đã biết làm những gì, dấu hiệu nào cho thấy bé thông minh vượt trội? Các mẹ tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc này.
1. Tự vận động và phát triển thể chất
Sự thay đổi lớn nhất khi trẻ được 1 tuổi là làm chủ cơ thể của mình. Bé có thể tự vịn tay vào bàn, ghế đứng vững và bắt đầu chập chững bước đi mà không cần ai giúp đỡ.
Trên thực tế, khả năng vận động có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển não bộ. Nhanh biết đi là dấu hiệu cho thấy bé thông minh từ khi còn nhỏ. Ngược lại, nếu tiểu não của trẻ phát triển chậm, khả năng kiểm soát cân bằng cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Ở độ tuổi này, một số em bé có thể đứng vững thậm chí là ngồi xổm nhặt đồ và đứng lên một mình mà không bị ngã. Mẹ nên lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để con cứng cáp và thông minh vượt trội. Bên cạn đó, mẹ hãy chọn cho bé đôi giày thoải mái để chăm sóc đôi bàn chân bé nhỏ.
2. Trẻ nhanh biết nói
Đứa trẻ thông minh sẽ bộc lộ khả năng ngôn ngữ của mình từ khi 1 tuổi bằng hành động “hóng” và bi bô nói chuyện cả ngày, thậm chí là bắt chước theo lời người lớn.
Mẹ hãy dành thời gian giao tiếp với bé một cách tự nhiên và thoải mái. Ngay cả khi thay bỉm, tắm hoặc vui chơi… mẹ cũng nên tranh thủ nói chuyện để tạo thói quen giao tiếp và gần gũi với con. Bởi càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên và phản xạ nhanh nhạy.
3. Trẻ hay cười
Nụ cười tươi là cách để truyền đạt cảm xúc của mình tới mọi người. Một đứa trẻ lúc nào cũng nhoẻn miệng tươi rói cho thấy bé luôn háo hức muốn nói chuyện.
Một số người cho rằng trẻ em thích cười sẽ thông minh hơn bởi đây là kỹ năng để hòa nhập với cộng đồng. Em bé khi thoải mái về tâm lý sẽ có những biểu cảm đáng yêu muốn thu hút sự chú ý.
4. Biểu lộ cảm xúc
Chỉ số thông minh tâm hồn hay chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) biểu lộ khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc của trẻ. Khi đối mặt với sự việc, bé chưa thể nói ra cảm nhận của mình mà thường biểu lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận hoặc sợ hãi… điều này cho thấy mức độ nhận thức vượt trội và khả năng cân bằng tình cảm.
Trẻ không bộc lộ được cảm xúc có thể trở thành những người đơn điệu, khô khan và thậm chí vô cảm khi lớn lên.