Tôi vốn là thôn nữ quê, tay lấm chân bùn, hàng ngày “chổng phao câu lên trời” để kiếm ăn. Tôi cũng mới học xong cấp 3, tuy nhiên, kiến thức cũng rơi vãi hết, tri thức chỉ đủ kiếm tiền và nói chuyện tào lao hàng ngày với hàng xóm láng giềng.
Như mọi cô gái quê, tôi lập gia đình từ năm 19 tuổi, là một thanh niên trong làng. Nhà tôi làm nông nhưng còn đủ ăn, nhà anh ấy rất nghèo vì cha mẹ ốm đau, lại có 4 đứa em bên dưới. Một “đoàn tàu há mồm” nhưng lại thiếu người lao động. Nhưng tôi thương anh ấy nên vẫn quyết chí về làm dâu, chăm sóc cả bố mẹ và các em chồng.
Cuộc sống vô cùng vất vả. Rồi chồng tôi quyết chí lên thành phố kiếm sống, còn tôi phải ở nhà chăm sóc bố mẹ già, quản các em. Chồng tôi đi làm phu hồ, rồi dần dần được quản lý đội thợ xây. Gần 20 năm trước, khi xã hội bắt đầu phát triển, nhà cửa mọc lên như nấm thì đội xây dựng làm không hết việc, lương cũng kha khá.
Là sau này tôi biết vậy, chứ hàng tháng, chồng tôi chỉ đưa về vài trăm nghìn. Nhưng ở quê số tiền đó cũng quý lắm rồi. Bố chồng nằm liệt, mẹ chồng bị hen suyễn, nhờ vài trăm ngàn đó để mua thuốc.
Tôi ra đi trắng tay sau 6 năm vắt kiệt sức. Ảnh minh họa
Tôi quần quật, mài mòn tuổi xuân và đằng đẵng chờ chồng thi thoảng về nhà ban phát cho chút ít quan tâm. Đáng tiếc tôi không có con. Có lẽ vì vất vả nên cơ thể tôi cạn kiệt, cũng có lẽ vì chuyện quan hệ quá thưa thớt nên tôi không thụ thai được.
Mẹ chồng bóng gió về chuyện tìm vợ mới cho chồng tôi khi anh ta đã “ăn nên làm ra”, mỗi lần về quê đều “áo gấm về làng” mặc dù cơ thể vẫn khét mù mùi vôi vữa. Chồng tôi càng ngày càng ít về nhà. Tôi vẫn cúi gằm mặt chăm sóc bố mẹ chồng ốm yếu, các em chồng tuổi ăn tuổi nhớn.
Đến năm tôi 25 tuổi, sau 6 năm làm dâu, bất chợt chồng tôi dắt về nhà một người đàn bà son phấn lòe loẹt, váy áo súng sinh giới thiệu là “vợ” và cô ta đang mang thai con anh ta. Anh ta cũng thẳng thừng với tôi là vì chưa đăng ký kết hôn nên tôi không được coi là vợ, hơn nữa tôi là con gà không đẻ trứng, không con cái thì càng chẳng có ràng buộc gì.
“Nếu cô biết điều thì cô cứ ở nhà chăm sóc bố mẹ, tôi không bạc đãi cô. Còn không thì cô đi đâu thì đi”, anh ta bạc bẽo nói.
Đương nhiên không là vợ thì tôi ở lại làm gì. Nhưng tôi cũng không biết về đâu, bố mẹ không chào đón, đất ở nhà đã chia hết cho các anh trai, các chị dâu đều không đồng ý cho tôi về chung sống.
Nhưng tôi vẫn đi, ôm một cái túi vải đựng 2 bộ đồ, trên người cũng chỉ đủ tiền mua vé tàu, tôi cũng lên Hà Nội, đến tìm một người bạn gái cũng đã đi làm thuê được một thời gian.
Có những lúc cô đơn, mệt mỏi mà tôi không dám mở lòng. Ảnh minh họa
Tôi ở phòng trọ tập thể hơn 10 người một phòng, cùng các chị luộc ngô, luộc trứng vịt lộn gánh rong đi bán khắp nơi. Đôi chân tướp máu, đôi vai phồng rộp vì gánh hàng. Nhưng lần đầu tiên sau nhiều năm tôi thấy thảnh thơi, kiếm được đồng nào dành dụm cho mình đồng đó.
Gần Tết tôi còn đi dọn nhà thuê cho người ta, kiếm kha khá. Trong những lần dọn nhà đó, tôi quen với chị Vy, một người buôn vải. Sau một thời gian tin tưởng, thấy tôi tò mò, ham mê vải vóc, chị Vy thuê tôi bán hàng vải. Suốt 5 năm, tôi lại học được nhiều mánh lới làm ăn, cách chọn vải, cách bán hàng, các mối hàng...
Rồi cơ duyên đến khi chị Vy muốn đi nước ngoài để đoàn tụ với gia đình ở bên đó, chị đã để lại toàn bộ cửa hàng cho tôi với một số tiền rẻ bằng toàn bộ của cải mà tôi đã tích cóp được. Tôi lên làm bà chủ... Nhờ giỏi “đánh hơi”, tôi mua đất, tôi buôn đất và phất lên...
Bây giờ, tôi có cơ ngơi nho nhỏ rộng 2000m2 ở ngoại thành Hà Nội trồng cây, nuôi cá, có chung cư trong nội đô. Nhưng tôi vẫn cô đơn. Tôi sợ đàn ông, cũng ngại về chuyện mình không thể có con. Tôi cũng sợ cho trái tim đi một lần nữa rồi lại tổn thương đến mức tận cùng. Tôi đóng kín cửa trái tim để bảo vệ mình.
6 tháng trước, trong ngày sinh nhật, tôi cô đơn và buồn bã nên chiều muộn, tôi ra siêu thị mua vài lon bia, ít mực khô, bò khô về định uống cho say rồi đi ngủ. Đi qua công viên, thấy cảnh tĩnh lặng, tôi vào ngồi rồi dở bia ra uống. Nào ngờ, ở bên ghế gần đó có một người đàn ông cũng ngồi lặng nhìn ra cảnh hồ. Anh ta ăn mặc lôi thôi, áo rách, quần cháo lòng, dép tổ ong, tóc dài bù xù che gần hết khuôn mặt.
Và bỗng dưng tôi nhặt được tình yêu ở ven đường. Ảnh minh họa
Anh ta chỉ liếc tôi một cái rồi lại nhìn ra hồ. Ma xui quỷ khiến, tôi gọi: “Này, uống cho vui”, rồi tung cho anh ta lon bia, gói bò khô. Thế là hai đứa hai ghế, không nói không rằng, chúng tôi uống hết gần chục lon bia. Tôi hơi say nên loạng choạng ra về, không nói gì. Nhưng về đến chung cư, khi ngoái lại, tôi lại thấy anh ta đi đằng sau. Anh ta phất tay chào rồi quay lưng đi.
Ngày hôm sau tỉnh lại, tôi chợt nhớ đến cuộc gặp kỳ lạ với người đàn ông kỳ lạ. Chiều đó, tôi lại ra công viên tìm và thấy anh ta vẫn nằm đó. Tôi hỏi anh ta sao không về nhà, anh ta nói không có nhà về, không có việc, đừng hỏi nhiều, có tiền thì mua cho anh ta ổ bánh mì. Vậy là tôi mua cho anh ta ổ bánh mì, hỏi anh ta có muốn làm bảo vệ, chăm sóc vườn tược ở trang trại của tôi không.
Tôi đón anh ta về đó. Anh ta cắt tóc, cạo râu và ăn mặc sạch sẽ hoàn toàn không còn dáng vẻ kẻ lang thang. Anh ta khá cao, gầy, vai rộng, gương mặt góc cạnh với vẻ lạnh lùng, khó gần. Nhưng anh ta lại khiến tôi yên tâm.
Anh ta chăm sóc vườn tược, sửa sang nhà cửa, hoàn thiện điện nước mà tôi còn dang dở. Từ ngày có anh ta, “biệt thự” của tôi sáng trưng, có sức sống hẳn lên. Đặc biệt, anh ta nấu ăn rất ngon, rau trong vườn, gà trong chuồng, cá dưới ao vào tay anh ta đều trở thành món ăn mỹ vị. Tôi chịu khó vượt quãng đường hơn 20km từ chỗ làm về trang trai nhiều hơn.
Hóa ra, cuộc đời của Thành, tên anh ta, cũng éo le. Anh ta cũng từng chật vật vươn lên từ hai bàn tay trắng, mở được có công ty nhỏ, làm ăn phát đạt, nhưng vì tin bạn nên bị lừa, phá sản. Vợ anh ta đã cuốn gói toàn bộ tài sản theo gã bạn đó, mang theo cả con gái. "Mánh lới với ai chứ sao lại mánh lới, phòng ngừa với vợ mình, bạn thân mình", Thành chua xót.
Anh ta bán nốt cả căn nhà đang ở để trả lương cho công nhân, trả nợ ngân hàng, thành ra tứ cố vô thân. Bố mẹ mất sớm, anh chị em đều quay lưng nên anh ta chán nản, bỏ đi sống vạ vật... Rồi gặp tôi...
Chúng tôi đã dành hết cho nhau sự điên cuồng của tuổi xuân mà chúng tôi đã từng đánh mất
Và trong một chiều, khi tôi lại mượn rượu giả say và “tình cờ” lạc vào phòng tắm, nhìn cơ bụng 6 múi của kẻ lang thang, tôi đã không kìm được lòng.
Chúng tôi ngã vào nhau, nồng nhiệt, đam mê. Chúng tôi như tìm lại sự điên cuồng của tuổi thanh xuân mà chúng tôi đã phung phí vào việc hy sinh cho những kẻ phản bội. Người đàn ông của tôi, kẻ lang thang, kẻ không nhà, tình yêu mà tôi nhặt được là anh chàng hotboy 6 múi nóng bỏng, kẻ làm nên được huyền thoại “một đêm 7 lần”.
Chúng tôi như những kẻ điên hút cạn sức lực của nhau rồi lại nạp đầy cho nhau, cả thể xác lẫn tâm hồn.
Cả hai đứa đều dị ứng với kết hôn nên không nhắc đến đám cưới. Nhưng chúng tôi dự định có con với nhau để hạnh phúc được viên mãn. Tôi và anh đã đi khám và đều được phán “máy móc khỏe mạnh”.
Khi tôi ngồi kể những chuyện này, tôi đã có những cơn buồn ngủ mệt rã rời, có những cơn buồn nôn chạy vu vơ ở ngực...
Tôi cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể và chiều nay, tôi sẽ rủ “tình yêu nhặt được ven đường” của tôi đi khám. Và rất có thể, 8-9 tháng nữa, ngôi nhà của tôi sẽ có tiếng trẻ thơ...