Trong môi trường âm đạo
Độ pH trong âm đạo thường dao động trong khoảng từ 3,5-4. Chính vì môi trường axit khắc nghiệt này làm cho hầu hết tinh trùng bị chết trên đường tiến vào trong âm đạo. Những tinh trùng may mắn có lượng tinh dịch bao bọc sẽ tăng khả năng sống sót và cơ hội thâm nhập vào tử cung và thụ tinh.
Theo các chuyên gia, sau 2 tiếng quan hệ, 90% tinh trùng sẽ chết và xác của chúng sẽ bị phân hủy sau 36 tiếng. Phụ nữ mang thai thì độ axit lại càng mạnh hơn, khiến tinh trùng càng nhanh chết.
Trong cổ tử cung
Sự thay đổi nồng độ axit, chất nhầy trong cổ tử cung gây ảnh hưởng lớn với sự thâm nhập của tinh trùng.
Theo các nhà nghiên cứu, khi độ pH nhỏ hơn 6.5, tinh trùng sẽ có rất ít khả năng sống sót; pH 7, chúng sẽ có khả năng thâm nhập nhẹ vào trong môi trường âm đạo; và nếu độ pH bằng hoặc lớn hơn 8, tinh trùng có hơn 2 tiếng để “vùng vẫy”.
Ở miệng cổ tử cung luôn có nhiều chất nhầy bao bọc, điều này khiến tinh trùng khó thâm nhập vào bên trong và thường chết ngay bên ngoài. Đặc biệt, lượng chất nhầy ở khu vực này sẽ tăng lên và dẻo hơn sau khi kỳ nguyệt san kết thúc, do vậy đây cũng là khoảng thời gian khó thụ thai hơn bình thường.
Khi gần đến ngày rụng trứng, lượng estrogen trong cơ thể tăng lên, làm cho dịch nhầy tăng tiết nhiều, trong và loãng hơn. Đièu này khiến tinh trùng dễ dàng xâm nhập hơn cả.
Dựa vào đó, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sau khi gia hợp 1 tiếng sẽ phát hiện tinh trùng trong tử cung. 6 tiếng sau, toàn bộ tinh trùng vẫn tiếp tục sống và hoạt động khỏe mạnh; 12 tiếng tiếp theo, số lượng tinh binh còn sống giảm xuống chỉ còn 5/6; sau 36 tiếng, tỷ lệ này chỉ là 1/4. Cuối cùng sau 3 ngày, chúng sẽ không thể sống được nữa.
Tuy nhiên, một vài tinh trùng đặc biệt có sức khỏe tốt thì thời gian tồn tại của chúng vẫn có thể kéo dài lâu hơn.
Bên ngoài không khí
Thời gian sống của tinh trùng sau khi được xuất tinh ra môi trường bên ngoài rất ít. Chỉ vài chục giây sau khi phơi nhiễm với không khí đã đủ để “vô hiệu hóa” sự sống của tinh trùng.