Phụ Nữ Sức Khỏe

Tiền sản giật nguy hiểm thế nào và mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh?

Tiền sản giật từng được gọi là nhiễm độc máu, dùng để chỉ tình trạng thai phụ có huyết áp cao, protein trong nước tiểu và sưng phù chân tay.

1. Tiền sản giật là gì?

Theo WebMD, tiền sản giật từng được gọi là nhiễm độc máu, dùng để chỉ tình trạng thai phụ có huyết áp cao, protein trong nước tiểu và sưng phù chân tay. 

Tiền sản giật xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ mang bầu, thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Thế nhưng cũng có những trường hợp xảy ra sớm hoặc sau khi sinh. 

Nghiêm trọng hơn, hội chứng bệnh lý này có thể dẫn đến sản giật, hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, theo các bác sĩ thì sản giật chỉ là một biến chứng hiếm gặp mà thôi.

2. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật:

Thông tin trên Healthline, các chuyên gia chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân chính dẫn đến tiền sản giật, nhưng một số yếu tố dưới đây đang được đặt trong diện nghi vấn:

- Yếu tố di truyền;

- Vấn đề mạch máu;

- Rối loạn tự miễn dịch. 

Ngoài ra dưới đây là những yếu tố rủi ro làm gia tăng tỉ lệ bị tiền sản giật: 

- Mẹ bầu mang đa thai

- Mẹ bầu ở tuổi thiếu niên hoặc trên 35 tuổi; 

- Mẹ béo phì;

- Mẹ có tiền sử huyết áp cao;

- Mẹ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường; 

- Mẹ có tiền sử bị rối loạn thận. 

3. Các biện pháp phòng tránh tiền sản giật:

1. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn

2. Ngăn ngừa mất nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

3. Ngủ đủ giấc

4. Khám thai định kỳ và tuân theo chỉ định của bác sĩ

5. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

6. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

7. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm, chẳng hạn cơ thể giữ nước (phù), huyết áp cao và thừa protein trong nước tiểu.

8. Vitamin D, nên ở ngoài trời ít nhất 20 phút để cơ thể duy trì được hàm lượng vitamin D cần thiết. 

9. Bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…

Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep

Tin liên quan

3 dấu hiệu bất thường nếu mẹ gặp phải cần nhanh chóng thăm khám kẻo hại con

3 tháng đầu là cột mốc quan trọng của thai kỳ. Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu xuất hiện...

Lương y hướng dẫn mẹ bầu ăn rau ngải cứu đúng cách, an thai, con tăng cân mạnh

Trong Y học cổ truyền, ngải cứu công dụng chữa chứng ngoại cảm gió lạnh, ấm dạ dày, gân...

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm hay không, làm cách nào để phòng tránh?

Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp ở...

Những thời điểm mẹ bầu ăn sữa chua gây hại cho con, hối không kịp

3 thời điểm dưới đây mẹ không nên ăn sữa chua dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối, giúp bé tăng sức đề kháng khi chào đời

Trong 3 tháng cuối thai kỳ chính là giai đoạn cực kỳ quan trọng để em bé tăng trưởng chiều...

Mẹ bầu ăn cay hại như thế nào?

Trong quá trình mang thai mẹ bầu không nên ăn cay nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát...

Mẹ bầu siêu âm nhiều ảnh hưởng tốt hay xấu đến thai nhi?

Siêu âm trong thai kỳ là vô cùng cần thiết để phát hiện kịp thời những điểm bất thường ở...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình