Phụ Nữ Sức Khỏe

"Thuốc trị" chứng đột tử khi ngủ ở trẻ em

Giáo sư y khoa Richard Gunderman vừa có bài viết hướng dẫn nguyên tắc ABC phòng chứng đột tử khi ngủ ở trẻ nhỏ - nguyên nhân giết chết 3.600 trẻ em Mỹ mỗi năm.

Trong bài viết vừa đăng tải trên tờ The Conversation, giáo sư y khoa Richard Gunderman đến từ Đại học Indiana (Mỹ) cảnh báo rằng ở nước này mỗi năm có đến 3.600 bé gặp chứng đột tử khi ngủ, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ 1-4 tháng tuổi, vì những nguyên nhân không rõ ràng.

Giáo sư Mỹ khuyên cha mẹ hãy áp dụng nguyên tắc ABC để con có giấc ngủ an toàn - ảnh minh họa từ internet

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu các tình huống có thể dẫn đến chứng đột tử đau lòng trên và phát hiện ra rằng nếu cho trẻ ngủ đúng cách, cha mẹ có thể bảo vệ con mình khỏi vị tử thần lơ lửng đầu giường.

Một cuộc điều tra lớn từ hàng trăm trường hợp tử vong ở Bắc Carolina cho thấy có tới 2/3 trường hợp đứa bé chết khi được ngủ trong môi trường không phù hợp với khuyến nghị y khoa.

Theo giáo sư Gunderman, có thể tóm tắt nguyên tắc ngủ an toàn trong chuỗi ký tự ABC:

A: Alone, tức là "một mình". Đây là sai lầm nghiêm trọng và phổ biến nhất ở nhiều gia đình: cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ngủ cùng cha mẹ. Trẻ được khuyến cáo chỉ ngủ chung phòng với cha mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời nhưng tuyệt đối không được chung giường.

Các khảo sát cho thấy cha mẹ di chuyển trong giấc ngủ và rất nhiều khi rơi vào tư thế làm cản trở hơi thở của trẻ, thậm chí đè lên con và khiến trẻ ngạt. Ngủ quên khi cho con bú hoặc ngủ gật khi ôm chúng cũng nguy hiểm như việc ngủ chung.

B: Back, tức "chiếc lưng". Trẻ nên được đặt nằm ngửa, lưng tiếp xúc với mặt giường. Nhiều người đặt con nằm úp hay nằm nghiêng để chơi với núm vú. Trẻ có thể trở mình khi ngủ, điều đó không quan trọng lắm nhưng nhất thiết trẻ phải được đặt ngửa khi bắt đầu giấc ngủ. Khuyến cáo này áp dụng trong suốt năm đầu đời và nó đặc biệt quan trọng trong 6 tháng đầu sau sinh.

C: Crib, tức "cũi em bé". Những chiếc nôi, cũi dành riêng cho trẻ em được cho là hợp tiêu chuẩn an toàn nhất, trong khi những thứ có vẻ êm ái hơn như sô-pha hay những chiếc ghế nệm nên tuyệt đối tránh. Khuôn mặt bé có thể lọt vào các nếp gấp, tay vịn đầu ghế và với trẻ nhỏ, đó có thể là một chiếc bẫy gây ngạt.

Nên để nhiệt độ phòng vừa phải và loại bỏ mọi thứ mền, gối, đồ chơi khỏi nôi, bởi tất cả những thứ này đều nguy hiểm và các khảo sát cho thấy việc vùi trong một đống chăn chỉ làm trẻ sơ sinh bị quá nóng, dẫn đến quá trình phát triển thể chất không đảm bảo.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

3 điều cha mẹ cần nhớ khi nói chuyện với trẻ

Yêu con thôi chưa đủ. Để giáo dục, cha mẹ cần biết làm chủ cảm xúc, tránh la mắng hoặc...

Làm gì khi con trẻ bị té ngã

Nhiều phụ huynh lo lắng con bị chấn thương não khi trẻ ngã bị đập đầu, tuy nhiên hầu hết...

10 lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ ai cũng nên đọc một lần

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà...

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu và cách khắc phục

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất hiếm nhưng một khi đã bị vô cùng...

Bé trai 9 tuổi đột tử vì mẹ ép học thêm cả ngày lẫn đêm, thêm cả cuối tuần

Mẹ Tiêu Tiêu cứ ngỡ con tử vong là do ăn bánh cay nhưng sự thật còn kinh khủng hơn...

Hướng dẫn xử trí các phản ứng thường gặp sau tiêm chủng

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số phản ứng thông thường như sốt nhẹ (dưới 38,5oC), đau hoặc...

Bé 4 tuổi hay đau, lạnh chân là bệnh gì?

Nguyễn Ngọc Mai (30 tuổi, TP HCM) hỏi: Con trai tôi 4 tuổi, thời gian gần đây, bé hay than...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

20 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình