Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuốc có “đình chỉ” thức ăn?

Sự xuất hiện bệnh lý và việc dùng thuốc không còn quá xa lạ với chúng ta. Chúng ta vẫn phải ăn và vẫn phải uống thuốc. Vậy thuốc (nhất là thuốc uống qua đường tiêu hoá) có phải là tác nhân ảnh hưởng tới tiêu hoá?

Yếu tố nào tác động đến tiêu hoá?

Chúng ta vẫn biết thức ăn được đưa vào hệ tiêu hoá và được phân cắt, hấp thu ở hệ cơ quan này. Song, điều mà nhiều người chưa biết là không phải cứ ăn vào thì dưỡng chất ngấm qua ruột vào máu.

Thực chất, quá trình tiêu hoá và hấp thu là một quá trình vô cùng phức tạp, cần nhiều yếu tố bảo đảm như sự toàn vẹn về giải phẫu đường tiêu hoá, sự hoàn chỉnh về chức năng mà cụ thể là phải chế tiết đầy đủ axit trong dịch dạ dày, sản xuất đủ các men tiêu hoá ở ruột, tụy và gan và sự bình thường về nhu động...

Ảnh minh họa: Internet

Sự xuất hiện bệnh lý không còn quá xa lạ với chúng ta và việc dùng thuốc không phải là một việc ít thấy. Chúng ta vẫn phải ăn và vẫn phải uống thuốc. Vậy liệu rằng thuốc có là tác nhân có những ảnh hưởng tới các yếu tố trên?

Thuốc, nhất là thuốc uống qua đường tiêu hoá có ảnh hưởng chút nào tới các quá trình dinh dưỡng hay không? Đó là điều mà mỗi người chúng ta, các bệnh nhân đang được điều trị, thường thắc mắc mong một lời giải đáp.

Và thuốc ảnh hưởng tới quá trình dinh dưỡng như thế nào?

Thức ăn cần được axit dạ dày phân huỷ lớp màng bao quanh, tạo điều kiện để các men tiêu hoá trong dạ dày, ruột, tụy ngấm vào và tiêu hoá thức ăn. Nếu không có axit thì lớp màng này khó bị tiêu huỷ và các men này khó lách được vào tận bên trong tảng thức ăn. Kết quả là thức ăn lâu tiêu, quá trình hấp thu bị giảm xuống.

Tất cả những thuốc làm giảm hoạt động tiết axit của dạ dày như các thuốc điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng sẽ dẫn đến chậm tiêu và giảm hấp thu thức ăn, đặc biệt là các thức ăn giàu chất đạm và chất béo như thịt, cá, trứng.

Thuốc uống theo đường tiêu hóa có thể dẫn tới giảm hấp thu thức ăn, nhất là thức ăn giàu chất đạm.

Các thuốc làm giảm khả năng tiết mật của gan cũng làm giảm khả năng tiêu hoá, nhất là tiêu hoá thực phẩm giàu lipid như dầu thực vật, bơ, sữa, thịt mỡ. Điển hình là các thuốc hạ sốt, chống viêm loại paracetamol, thuốc ức chế virut viêm gan b loại lamivudin, thuốc kháng giáp loại PTU, thuốc chống ung thư…

Nếu chúng ta sử dụng những thuốc này kéo dài thì sẽ làm tổn thương nghiêm trọng chức năng tế bào gan và do vậy tác động rất lớn tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống “ăn uống” này.

Sự hấp thu thức ăn được thực hiện thông qua lớp nhầy bề mặt và các vi nhung mao ruột. Thế nên mọi thuốc làm băng se niêm mạc đường tiêu hoá hay bao phủ bề mặt chức năng thì sẽ làm giảm vận chuyển và hấp thu các phân tử chất dinh dưỡng.

Có thể kể ra đây các thuốc như smecta sử dụng trong điều trị tiêu chảy; bismut, phosphalugel trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nên nếu chúng ta cứ sử dụng smecta kéo dài ngay cả khi hết tiêu chảy, lạm dụng phosphalugel chắc chắn sẽ ảnh hưởng dinh dưỡng của cơ thể.

Các thuốc ức chế hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm hay những thuốc làm cường giao cảm thì làm giảm đậm độ dịch tiêu hoá và giảm thể tích dịch được tiết ra. Do vậy, khi sử dụng những thuốc này sẽ gây ra chậm tiêu và kém hấp thu. Các thuốc điển hình là atropin điều trị ngộ độc hay điều trị các cơn đau co thắt, prostigmin điều trị liệt cơ.

Những thuốc này làm giảm rõ rệt số lượng dịch nước bọt, thể tích dịch ruột nên giảm khả năng phân huỷ thức ăn. Điều này lý giải vì sao những bệnh nhân điều trị nhược cơ lại hay cảm thấy khô miệng, chán ăn.

Các kháng sinh đường ruột làm thay đổi sự cân bằng hệ vi khuẩn ruột. Những kháng sinh này khi sử dụng theo đường uống vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lại vừa tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn chức năng.

Nếu sử dụng kéo dài, sử dụng củng cố không đúng phác đồ, lạm dụng thuốc ở người già và trẻ em có thể gây ra rối loạn tiêu hoá. Cần chú ý tới nhóm thuốc này như metronidazol, biseptol, kalion, cefixim, cephalexin…

Ảnh minh họa: Internet

Các thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, thuốc tẩy như dầu parafin, glycerin uống, magiê sulfat, natri sulfat, macrogol (forax)... làm tăng nhu động ruột dẫn đến hậu quả là thức ăn qua ruột quá nhanh. Chưa đầy 4 giờ, quá trình lưu thông đã kết thúc, đi tới tận hậu môn.

Tốc độ chóng mặt này làm các men tiêu hoá không kịp ngấm vào sâu, các phản ứng phân cắt chưa kịp thực hiện, các công đoạn hấp thu chưa kịp hoàn thành thì thức ăn đã đi... ra ngoài. Định lượng phân lúc này rất giàu dinh dưỡng. Với cơ chế này, các thuốc trong danh sách không phải là bạn với chức năng hấp thu dưỡng chất.

Ngoài ra, các thuốc gây tác dụng buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn đều ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, tới khả năng ăn thực phẩm, làm giảm số lượng thực phẩm đưa vào nên ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét tới chức năng cung cấp nhiên liệu cho cơ thể.

Đó là một số thuốc hay gặp như các kháng sinh macrolid, thuốc trị bệnh nhược cơ, thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, thuốc kháng giáp trạng, thuốc chống ung thư...

Theo BS. Nhất Đa/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

'Tôi bị thuốc ngủ vật, như người sống dở chết dở'

Hương Tràm đối mặt với căn bệnh mất ngủ từ khi 17 tuổi, thời điểm cô hứng chịu scandal đầu...

Mách bạn 2 bài thuốc quý từ hạt sen giúp an thần, chữa mất ngủ hiệu quả

Dưới đây là hai món ăn bài thuốc quý từ hạt sen, vừa làm thức ăn hàng ngày vừa có...

Mặt sùi vảy như cơm cháy do bôi thuốc làm trắng da không rõ nguồn gốc

Cô gái 24 tuổi, Hà Nội, dùng thuốc trắng da không rõ nguồn gốc suốt một năm khiến toàn bộ...

Dinh dưỡng cho mái tóc khỏe đẹp

Một mái tóc chắc khỏe và bóng mượt hay không phụ thuộc vào một chế độ dinh dưỡng tốt. Vì...

Bệnh nhân ung thư cần một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân đối

Ung thư được xem là sự tăng trưởng không kiểm soát của tế bào và các tế bào này có...

Gợi ý bữa ăn phụ cho người tập thể hình giàu dinh dưỡng và khoa học

Đối với người tập Gym thì ngoài 3 bữa chính thì bữa ăn phụ để đi tập và bồi bổ...

5 nguồn dinh dưỡng vitamin D quan trọng từ thực vật

Ngoài thịt, trứng, bạn có thể bổ sung lượng vitamin D có nguồn gốc từ thực vật, nếu đang theo...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

21 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

21 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 11 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 11 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 13 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 21 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình