Nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng
Tỉ lệ bà bầu bị đầy bụng, ợ hơi đạt đến 80%. Nguyên nhân của hội chứng này bắt nguồn từ những thay đổi về hormone nội tiết trong giai đoạn bầu bí. Trong quá trình mang thai, một số hormone trong cơ thể bà bầu tiết ra nhiều hơn làm mềm cơ vùng dạ dày dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Tình trạng dư axit gây ợ hơi, khó tiêu ở mẹ bầu diễn ra triền miên.
Bên cạnh đó, mẹ bầu bị đầy bụng còn do chế độ ăn uống không khoa học. Những bà bầu ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, tiêu thụ nhiều cà phê, nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp hoặc có xu hướng ăn nhiều gia vị, thực phẩm giàu đường và tinh bột đều có nguy cơ bị đầy bụng.
Khi bị đầy bụng, bà bầu sẽ cảm thấy căng tức phần bụng trên, cảm giác nặng nề, đầy hơi, xuất hiện tình trạng ợ chua hoặc ợ khan. Nhiều chị em còn cảm thấy nhanh no hoặc không có cảm giác thèm ăn do dịch dạ dày không tiết ra. Ngoài ra, chứng đầy bụng cũng có thể khiến mẹ bầu bị táo bón.
Cách chữa đầy bụng cho bà bầu
Đầy bụng là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu bị đầy bụng sẽ luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng khiến chất dinh dưỡng cung cấp cho mẹ và bé không được nhiều.
Để khắc phục chứng đầy bụng khi mang thai, bà bầu cần có lối sống khoa học, hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, nói không với các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng hoặc gia vị cay. Khi ngủ, bà bầu nên kê gối phần đầu và phần lưng cao hơn để hạn chế trào ngược axit dạ dày.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp trị chứng đầy bụng đơn giản như sau:
Chườm nóng
Để loại bỏ khí trong bụng, mẹ bầu hãy dùng một túi nước ấm chườm quanh bụng. Khí nóng sẽ thấm dần vào bụng và làm tan lượng hơi dư thừa bên trong khoang ruột. Bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cảm giác đầy hơi khó chịu.
Gừng tươi
Gừng là vị thuốc nổi tiếng trong việc chữa trị các chứng ho, cảm cúm ở bà bầu, Ngoài ra, bà bầu bị đầy bụng có thể sử dụng gừng tươi. Chị em hãy uống trà gừng hoặc ăn một số thực phẩm chế biến từ gừng (mứt gừng, ô mai gừng…) để giảm cảm giác khó chịu.
Lá trầu không
Lá trầu không tính ấm, vị cay nồng có khả năng chuyển hóa năng lượng cơ thể, hỗ trợ kích thích tuần hoàn bên trong đường ruột. Vì vậy, nhiều bà bầu thường áp dụng cách chữa đầy bụng bằng lá trầu không.
Khi bị chướng bụng, đầy hơi, bà bầu hãy lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, giã nát, đắp lên trong vòng 30 phút. Tính ấm nóng của trầu không sẽ cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở bà bầu.
Nước chanh nóng
Một ly nước chanh nóng không đường thêm một ít muối trước bữa ăn là phương pháp hay trong việc trị đầy bụng cho bà bầu. Nước chanh nóng có tác dụng trị các chứng đầy bụng, loại bỏ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
Thực hiện một trong các cách chữa đầy bụng nói trên, cảm giác nặng nề, khó chịu sẽ không còn đeo bám bà bầu.
* Thông tin mang tính tham khảo.