Phụ Nữ Sức Khỏe

Thực hiện 'hai không' trong ăn uống để ngừa nguy cơ béo phì và kháng insulin

Nhiều người ăn rất ít trong các bữa ăn chính, thậm chí không ăn tinh bột để giảm cân và tăng cường ăn nhiều trái cây, uống nước cam, nước trái cây nhưng vẫn tăng cân, béo phì, gan nhiễm mỡ và kháng insulin. Vậy sai lầm do đâu?

Insulin và kháng insulin là gì?

Insulin là một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu và quá trình trao đổi chất của cơ thể tức là quá trình biến thực phẩm bạn ăn thành năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Tuyến tụy tạo ra insulin và giải phóng nó vào máu trong cơ thể. Insulin giúp cơ thể sử dụng đường để tạo ra năng lượng cần thiết, sau đó dự trữ phần còn lại.

Kháng insulin là tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể đi kèm với một số bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường...

ThS.BS Vũ Thị Hiền Trinh – Khoa Nội tiết sinh sản, BV Nội tiết Trung ương cho biết: Kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể bị giảm đáp ứng với tác dụng của hormone insulin, đặc biệt là các tế bào ở mô cơ và mô mỡ.

Kháng insulin là tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể đi kèm với các bệnh lý khác như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, béo phì… Kháng insulin có thể là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý trên và làm tình trạng bệnh lý nặng hơn.

Kháng insulin ở bệnh béo phì và đái tháo đường type 2 được biểu hiện bằng việc giảm vận chuyển và chuyển hóa glucose do insulin kích thích ở tế bào mỡ và cơ xương và do suy giảm khả năng ức chế sản xuất glucose ở gan. Nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa béo phì với bệnh đái tháo đường type 2 và cơ sở chính cho mối liên hệ này là khả năng béo phì gây ra tình trạng kháng insulin.

Trong chế độ ăn uống, cần lưu ý đến nguyên tắc "không bỏ" và "không quá"

"Không bỏ" nghĩa là không bỏ bữa vì khi bỏ bữa, gan sẽ sử dụng hết tiền chất của glucose được gọi là glycogen. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa tăng cortisol do căng thẳng vì không ăn và glycogen thực sự có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn một bữa ăn. Nồng độ cortisol cao (một loại steroid mà cơ thể chúng ta sử dụng để chống lại căng thẳng) cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.

"Không quá" nghĩa là không ăn nhiều quá và không ăn ít quá. Ngoài ra cần chú ý không nên ăn "quá" nhiều bữa trong ngày (ăn vặt).

Mức giải phóng insulin với mô hình ăn 3 bữa, không ăn vặt. 
Mức giải phóng insulin với mô hình ăn nhiều bữa và ăn vặt

Cử nhân dinh dưỡng Đỗ Át K ( Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết có trường hợp bệnh nhân đến tư vấn vì gan nhiễm mỡ, kháng insulin. Người bệnh cho biết rất dễ tăng cân dù ăn ít, nói một cách ví von là "chỉ hít không khí mà vẫn béo". Điều đáng nói là các bữa chính, bệnh nhân ăn rất ít nhưng trong các bữa phụ ngày nào cũng uống rải rác đủ nước vắt của 2 kg quả cam tươi. Tình trạng này duy trì khá lâu và bệnh nhân nghĩ là mình ăn uống như vậy là rất khoa học!?

Cử nhân Đỗ Át K cho biết, vấn đề dẫn đến sai lầm của việc uống quá nhiều nước cam cũng như nước ép trái cây là đường trong quả chín chủ yếu là đường fructose, loại đường này chỉ được chuyển hoá qua gan, nếu ăn nhiều quá sẽ cực kỳ gây gánh nặng cho gan và có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, kháng insulin.

Nhiều người sợ đường glucose nên ăn rất ít cơm và các thực phẩm nhóm chất bột như ngũ cốc nhưng chính đường glucose được tất cả các cơ quan trong cơ thể sử dụng và được rất nhiều các cơ quan dự trữ nên không gây gánh nặng cho gan như đường fructose. Nhưng cũng cần chú ý là ăn nhiều đường glucose "quá" cũng sẽ dẫn đến tích mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Vì vậy, nên có một chế độ cân đối về các loại thực phẩm, không nên "quá" với bất kỳ loại thực phẩm nào.

Theo Hoàng Nam/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ, cụ bà nhập viện vì bị hồi hộp quá mức, hoảng loạn

Mất ngủ nhiều ngày, cụ bà 73 tuổi đã tự ý dùng một loại thuốc ngủ để điều trị. Sau...

Virus Marburg ngày càng lan rộng, chuyên gia cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch

Số ca nhiễm virus Marburg đang tăng tại nhiều quốc gia... số ca tử vong có thể lên tới 32...

Hà Nội ghi nhận 185 ca mắc tay chân miệng: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 185 ca mắc tay chân miệng. Số ca mắc tăng...

Số ca mắc thủy đậu ở Hà Nội tăng cao, làm gì để phòng bệnh?

So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc thủy đậu ở Hà Nội hiện nay đang tăng đột biến....

Tiểu đường không nên ăn trái cây vì chứa nhiều đường: Thực hư thế nào?

Không ít ý kiến cho rằng người tiểu đường cần phải kiêng trái cây, nhất là các loại trái cây...

Cô gái 22 tuổi giảm đột ngột 6kg/tháng, mất ngủ, mệt mỏi: Bác sĩ chỉ rõ một loại ung thư...

Thực tế, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở vùng cổ dẫn đến khó ăn, giảm cân, mệt mỏi,...

WHO họp khẩn cấp vì sự bùng phát virus Marburg chết người ngang ngửa dịch Ebola

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã triệu tập một cuộc họp “khẩn cấp” để bàn về phương sách...

Tin mới nhất

Điều cần biết khi bạn muốn ăn quả vải

7 giờ trước

Nếu bạn muốn giảm cân bằng chuối: Hãy dừng ngay

8 giờ trước

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

8 giờ trước

Rau muống, khoai lang - rau củ giúp ngăn ngừa đột quỵ và ung thư

1 ngày 6 giờ trước

Chỉ cần thả thứ này vào nồi, cơm sống, cơm khê cũng trở thành cơm mới, thơm ngon hấp dẫn

1 ngày 6 giờ trước

Bí mật bất ngờ đằng sau hành động lấy khăn lau thịt của các cô bán thịt ngoài chợ

1 ngày 7 giờ trước

Tác hại của việc ăn nhiều rau muống

1 ngày 7 giờ trước

Rau muống ngon nhưng lại 'đại kỵ' với những nhóm người sau

1 ngày 7 giờ trước

Cách nhận biết rau muống sạch, rau muống bẩn bà nội trợ nào cũng cần biết

1 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình