Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai
Đau bao tử khi mang thai thường có những triệu chứng sau:
Buồn nôn
Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng trong giai đoạn ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy nhiên, buồn nôn kèm ợ hơi nóng chua là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản mà bạn cần lưu ý.
Nóng rát vùng thượng vị (vùng hõm ngay dưới xương ức)
Mẹ bầu sẽ có cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ. Nguyên nhân là do trào ngược axit dạ dày từng lúc, hay thường xuyên lên thực quản gây ra.
Ợ chua
Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau và thường xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Mẹ có cảm giác đầy hơi khó tiêu, ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên sau khi ăn no, khi đang đầy bụng khó tiêu, hoặc khi mẹ cúi gập người ép bụng về phía trước, nằm ngủ vào ban đêm.
Đau dạ dày
Những cơn đau thường xuất hiện ngay ở vùng hõm dưới xương ức và trên rốn. Bạn sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
Cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay
Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.
Vậy mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai thường bị thay đổi nội tiết tố, đồng thời thai nhi lớn dần gây chèn ép vào các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, phổ biến nhất là đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết cách xây dựng thực đơn hợp lý thì có thể cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
Việc xây dựng một thực đơn hợp lý, giàu dinh dưỡng còn giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì tốt nhất? Tham khảo cách giảm đau dạ dày cho mẹ bầu thực phẩm dưới đây nhé!
- Thực phẩm giàu protein
- Thực phẩm giàu tinh bột
- Sữa chua
- Bổ sung chất xơ và khoáng chất
- Thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega – 3
Mẹ bầu bị đau dạ dày không nên ăn gì?
Trái ngược với những thực phẩm trên, có nhiều loại thực phẩm không những khiến cơn đau dạ dày nặng hơn mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà mẹ cần lưu ý:
- Thực phẩm làm tăng axit dạ dày
- Đồ ăn sống, chưa nấu chín
- Thực phẩm gây dị ứng
- Caffeine, đồ uống có cồn
Lời khuyên giúp mẹ bầu phòng tránh đau dạ dày
Việc kiểm soát tốt những triệu chứng và nguy cơ gây bệnh đau dạ dày trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Để có một sức khỏe thai kỳ tốt, bên cạnh xây dựng thực đơn hợp lý, mẹ bầu nên thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Nhai kỹ: Thói quen này sẽ giúp dạ dày co bóp ít hơn, giảm lượng axit dịch vị tiết ra, và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, hạn chế được những triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, lâu tiêu.
- Tinh thần thoải mái: Do các nội tiết tố thay đổi nên tâm trạng của phụ nữ mang thai cũng dễ thay đổi thất thường. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày dễ bị trở nặng hơn nếu tâm lý căng thẳng, stress. Vì vậy, bạn cần giữ tinh thần thoải mái để cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày và nâng cao sức khỏe.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi ăn mẹ bầu nên thư giãn, tránh hoạt động vì dạ dày cần có thời gian nghỉ ngơi, tiêu hóa thức ăn. Và lưu ý, hãy ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, dậy sớm để tập thể dục, nâng cao sức khỏe, và tránh thức khuya.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm trong quá trình mang thai. Do vậy, việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên có chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe cho mẹ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Nhằm có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái, bạn có thể tham gia một số bộ môn như: yoga, đi bộ,… Đồng thời, mẹ bầu chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng, và nên ăn nhẹ 30 phút trước khi tập tránh hạ đường huyết đột ngột.
Trên đây là một số gợi ý về cách giảm đau dạ dày cho mẹ bầu. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe để thai nhi phát triển tốt nhất.