Phụ Nữ Sức Khỏe

Thói quen tưởng đơn giản nhưng giảm mỡ máu hiệu quả

Tăng lipid máu thường là quá trình bệnh lý kéo dài suốt đời, nhưng có thể kiểm soát được bằng việc thay đổi hành vi, lối sống.

Tăng lipid máu thường là quá trình bệnh lý kéo dài suốt đời. Ảnh: Sohu.

Mỡ máu hay lipid máu là chất béo có trong máu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cùng với protein và carbohydrate, chất béo là thành phần chính giúp con người duy trì sự sống, đảm bảo cho quá trình phát triển.

Theo bác sĩ Lê Văn Huân, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, người lớn tuổi có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa lipid, liên quan sự suy giảm dần chức năng sinh lý của nhiều cơ quan. Sự rối loạn chuyển hóa lipid góp phần gây ra nhiều bệnh mạn tính liên quan tuổi tác như tiểu đường type 2, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), béo phì...

Tăng lipid máu thường là quá trình bệnh lý kéo dài suốt đời, nhưng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển và thường dẫn đến bệnh lý mạch máu nghiêm trọng, có thể gây tử vong.

Thông thường, thay đổi hành vi và lối sống có thể giúp hạ lipid đáng kể. Nếu chỉ thay đổi lối sống không cải thiện được mức cholesterol, bạn có thể được bác sĩ cho chỉ định dùng thuốc. Việc thay đổi lối sống bao gồm:

Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim

Cách tốt nhất để giảm cholesterol là giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên hạn chế chất béo bão hòa dưới 6% lượng calo hàng ngày và tránh chất béo chuyển hóa.

Giảm các chất béo này có nghĩa là hạn chế lượng thịt đỏ và sản phẩm từ sữa làm từ sữa nguyên chất. Thay vào đó, hãy chọn sữa tách kem, sữa ít béo hoặc không béo. Điều này cũng có nghĩa là hạn chế đồ chiên và nấu ăn bằng các loại dầu lành mạnh như dầu thực vật.

Chế độ ăn tốt cho tim mạch nhấn mạnh vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, gia cầm, cá, các loại hạt và dầu thực vật không phải từ vùng nhiệt đới. Đồng thời, bạn cần hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến, đồ uống có đường và natri.

Hoạt động thể chất nhiều hơn

Lối sống ít vận động làm giảm cholesterol HDL (tốt). Ít HDL nghĩa là có ít cholesterol tốt để loại bỏ cholesterol xấu khỏi động mạch của bạn.

Hoạt động thể chất rất quan trọng. Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 đến 6 ngày mỗi tuần là đủ để giảm cholesterol và huyết áp cao. Bạn có nhiều lựa chọn như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe...

 
Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 đến 6 ngày mỗi tuần là đủ để giảm cholesterol và huyết áp cao. Ảnh: Shutterstock.

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử làm giảm cholesterol HDL. Tệ hơn nữa, khi một người có mức cholesterol không lành mạnh cũng hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng cao hơn bình thường. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim như huyết áp cao và tiểu đường.

Bằng cách bỏ thuốc, người hút thuốc có thể hạ thấp triglyceride và tăng mức cholesterol HDL. Nó cũng có thể giúp giảm tổn thương và cải thiện chức năng động mạch. Người không hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Giảm cân

Thừa cân hoặc béo phì có xu hướng làm tăng nguy cơ tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Giảm cân chỉ từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp cải thiện một số chỉ số cholesterol và các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Những lời từ trái tim bác sĩ

Bác sĩ là một công việc bận rộn, nhiều áp lực song không ít "thiên thần áo trắng" làm việc tại bệnh viện vẫn dành tình yêu cho sách, cho việc sáng tác những tác phẩm của riêng mình.

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Theo Tuệ Anh/Tri thức

Tin liên quan

Người Nhật sống lâu nhờ chế độ ăn uống "thần kỳ" này

Chế độ ăn uống của người Nhật có đầy đủ các loại thực phẩm chính độc đáo khiến nó vừa...

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn gây hại cho sức khỏe

Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn thịt xông khói?

Thịt xông khói có thực sự không tốt cho bạn? Ăn ở mức độ vừa phải có ổn không?

6 món tráng miệng người bệnh tiểu đường nên tránh xa

Carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng mà hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường...

Top 3 loại tinh bột giàu protein tốt nhất để cải thiện đường huyết

Bạn không cần phải cắt bỏ tinh bột để kiểm soát lượng đường trong máu của mình.

Top 6 loại thực phẩm tồi tệ nhất cho sức khỏe não bộ

Những thực phẩm này có thể chống lại mục tiêu sức khỏe não bộ của bạn—đặc biệt nếu bạn thường...

7 sai lầm trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....

Tin mới nhất

6 loại sữa tốt nhất cho sức khỏe mà bạn không thể bỏ lỡ!

2 giờ trước

Bước vào tuổi trung niên, ăn uống tối giản chính là 'ăn ngon'!

2 giờ trước

Bí quyết làm món bánh ăn sáng từ cà rốt giòn tan, ngọt ngào, bổ dưỡng với công thức cực...

2 giờ trước

Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?

7 giờ trước

Quả quýt tuy nhỏ nhưng có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, ăn 1 quả bằng uống...

7 giờ trước

Lòng trắng trứng so với lòng đỏ trứng: Phần nào tốt cho sức khỏe hơn?

7 giờ trước

Đừng coi thường thức uống dễ làm này, phụ nữ uống trong 1 tuần sẽ thấy da đẹp mịn màng,...

21 giờ trước

Những loại rau củ tốt nhất giúp cải thiện huyết áp

1 ngày 1 giờ trước

5 loại trái cây bạn nên ăn hàng ngày

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình