Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Xiaoyu (15 tuổi, Hắc Long Giang, Trung Quốc) mới học năm nhất trung học, đã bị thâm đen ở cổ vào năm ngoái. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh Acanthosis nigricans. Đây là loại bệnh có liên quan đến toàn bộ quá trình trao đổi chất, và việc điều hòa và điều chỉnh đơn giản trong cơ thể cũng không thể xảy ra được.
Mẹ của Xiaoyu tiết lộ rằng cô thường không có thói quen tập thể dục và rất thích ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ như Malatang (một loại lẩu phổ biến ở đường phố Trung Quốc với nhiều dầu ớt) và mì gạo. "Con bé không thể kiểm soát được cân nặng và chuyện ăn uống của mình. Mỗi sáng thức dậy điều đầu tiên nó nghĩ đến luôn là ăn".
Bác sĩ chỉ ra rằng Xiaoyu cao 171cm, nặng 115kg, mắc chứng gan nhiễm mỡ ở mức độ vừa phải và hội chứng buồng trứng đa nang, ngoài ra lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao cũng giảm đáng kể, và hàng loạt bệnh tật do béo phì gây ra, "Nhìn chung, những người thừa cân có thể kiểm soát cân nặng của mình thông qua chế độ ăn kiêng; nhưng sau khi BMI vượt quá một giá trị nhất định, chế độ ăn kiêng tập thể dục khó có thể hoạt động hiệu quả được nữa".
BMI hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng, là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành.
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = W/ [(H)2]
(BMI đơn vị thường dùng là kg/m2; W là cân nặng (kg); H là chiều cao (m)).
Liu Chang, Trưởng khoa Giảm cân và Trao đổi chất, Bệnh viện trực thuộc thứ 4 thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân cho biết, chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 18.5 đến 25 là mức bình thường. Ở trường hợp của Xiaoyu phải được cải thiện bằng cách phẫu thuật. Sau khi được phẫu thuật, cân nặng của Xiaoyu dần giảm xuống, và các bệnh liên quan cũng được cải thiện.
Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì, bao gồm: bệnh tim mạch; bệnh tiểu đường; bệnh về túi mật; nguy cơ gây ra một số loại ung thư chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật. Ngoài ra, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh về khớp, vô sinh.