Phụ Nữ Sức Khỏe

Thiếu kali nguy hiểm không kém thiếu canxi: dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kali và cách chọn thực phẩm để bổ sung

Nếu bạn nhận thấy mình có 4 dấu hiệu, có thể cơ thể đang mách bảo rằng bạn cần bổ sung kali.

Mọi người đều biết rằng việc bổ sung canxi là quan trọng. Thiếu canxi có thể dễ dàng gây ra bệnh loãng xương và các bệnh khác. Nhưng ít ai biết rằng kali cũng là nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể, thiếu kali cũng gây hại không kém gì thiếu canxi. 

Kali là một yếu tố thiết yếu cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nó tham gia vào tất cả khía cạnh của quá trình trao đổi chất của con người, bao gồm các chức năng chính như hô hấp tế bào, truyền tín hiệu tế bào thần kinh, nhịp tim và co cơ. Một khi cơ thể con người thiếu kali, các triệu chứng như mệt mỏi, đánh trống ngực, run tay và thậm chí đổ mồ hôi có thể xảy ra. 

 

Thiếu kali nguy hiểm không kém thiếu canxi: 4 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kali và cách chọn thực phẩm để bổ sung ảnh 1

Kali rất quan trọng đối với mạch máu nhưng thuốc hạ huyết áp hàng ngày có thể gây thiếu hụt kali trong cơ thể. Ảnh minh họa

Bệnh nhân cao huyết áp càng đặc biệt cần tránh tình trạng thiếu kali vì kali có nhiều lợi ích cho mạch máu. Một mặt, kali có thể giúp bài tiết các ion natri trong tế bào, giúp giảm hàm lượng natri trong cơ thể, giảm áp lực co bóp của mạch máu và thúc đẩy quá trình giãn mạch, từ đó hạ huyết áp. 

 

Mặt khác, kali giúp điều hòa các tế bào cơ trơn của mạch máu, tăng cường tính đàn hồi và duy trì chức năng thành mạch máu bình thường, từ đó làm giảm huyết áp. Khi cơ thể thiếu kali, các tế bào cơ trơn mạch máu có thể mất cân bằng điều hòa, dẫn đến mạch máu bị thắt chặt, tăng sức đề kháng cho máu đi qua mạch máu và cuối cùng là tăng huyết áp. 

Nếu cơ thể có 4 dấu hiệu chính thì đó có thể là lời nhắc nhở đã đến lúc phải bổ sung kali

Trong trường hợp bình thường, nồng độ kali trong máu của cơ thể con người phải được duy trì trong khoảng 3,5 đến 5,5mmol/L. Khi kali máu thấp hơn 3,5mmol/L gọi là hạ kali máu. Hạ kali máu có thể chia thành 3 mức: 3,1-3,4mmol/L là nhẹ, 2,5-3,0mmol/L là trung bình và <2,5mmol/L là nghiêm trọng. 

Thiếu kali nguy hiểm không kém thiếu canxi: 4 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kali và cách chọn thực phẩm để bổ sung ảnh 2

Trong trường hợp bình thường, nồng độ kali trong máu của cơ thể con người phải được duy trì trong khoảng 3,5 đến 5,5mmol/L. Ảnh minh họa

Hạ kali máu nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng có thể gây tổn thương liên tục cho cơ thể. Khi nồng độ kali huyết thanh giảm, các triệu chứng dần trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể. 

Nếu bạn nhận thấy mình có bốn dấu hiệu sau, có thể cơ thể đang mách bảo rằng bạn cần bổ sung kali: 

1. Chán ăn và đầy hơi 

Kali là một yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh cơ. Thiếu kali có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của các cơ trong đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, gây đầy hơi, chán ăn. 

2. Yếu cơ và khó thở 

Nồng độ ion kali bình thường rất quan trọng đối với tín hiệu điện thần kinh. Thiếu kali có thể gây rối loạn co cơ, biểu hiện là yếu cơ và co giật. Trong trường hợp nghiêm trọng, các cơ không thể co bóp bình thường và thậm chí có thể dẫn đến tê liệt hoàn toàn. Đồng thời, hơi thở liên quan đến tác dụng hiệp đồng của nhiều cơ. Nồng độ kali thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các cơ liên quan đến hô hấp như cơ hoành, gây khó thở, thậm chí đe dọa tính mạng. 

3. Rối loạn nhịp tim 

Sự co bóp bình thường của tim cần có đủ kali. Nồng độ kali thấp có thể gây rối loạn điện và rối loạn nhịp tim, cùng các triệu chứng như đánh trống ngực và, tức ngực. Những cơn co thắt bất thường của tim có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu bình thường và làm tăng nguy cơ ngất xỉu, thậm chí tử vong đột ngột. 

Thiếu kali nguy hiểm không kém thiếu canxi: 4 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kali và cách chọn thực phẩm để bổ sung ảnh 3

Thiếu kali có thể cản trở chức năng của thận, dẫn đến tăng bài tiết qua nước tiểu và tăng lượng nước tiểu đáng kể. Ảnh minh họa

4. Lượng nước tiểu tăng 

Thiếu kali có thể cản trở chức năng của thận, dẫn đến tăng bài tiết qua nước tiểu và tăng lượng nước tiểu đáng kể. Tình trạng này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn vì lượng nước tiểu tăng dẫn đến bài tiết kali nhiều hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu kali. 

"Bổ sung kali" đúng cách có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo lượng kali thích hợp hàng ngày cho người khỏe mạnh là 90 mmol/ngày (3510 mg/ngày). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dùng một lượng lớn thuốc có chứa kali hoặc chế phẩm kali đường uống có thể gây ra các vấn đề như nhịp tim chậm. Ngược lại, bổ sung kali qua chế độ ăn uống sẽ không gây ngộ độc và an toàn, đáng tin cậy hơn. 

Vì vậy, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa kali trong chế độ ăn uống là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. 

1. Ăn nhiều trái cây 

Hầu hết các loại trái cây đều có đặc tính kali cao và natri thấp, rất có lợi cho việc cải thiện tỷ lệ natri-kali trong thực phẩm. Trong số đó, các loại trái cây như cam, dưa đỏ, đu đủ, chuối là lựa chọn tốt để bổ sung kali hiệu quả. 

Thiếu kali nguy hiểm không kém thiếu canxi: 4 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kali và cách chọn thực phẩm để bổ sung ảnh 4

Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa kali trong chế độ ăn uống là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Ảnh minh họa

2. Dùng khoai thay một phần cơm 

Các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai mỡ rất giàu kali và vitamin C nên có lợi cho việc kiểm soát huyết áp. 

3. Thường xuyên ăn nấm và rau lá xanh 

Các loại rau thường có hàm lượng kali cao hơn. Ví dụ, các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và rau dền có nhiều kali hơn chuối. Hàm lượng kali của các loại nấm còn nổi bật hơn. 

4. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn 

Kali thường bị mất đi trong thực phẩm trong quá trình chế biến và thường được thêm vào một lượng lớn muối. Vì vậy, thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng "nhiều natri và ít kali", gây bất lợi cho việc kiểm soát huyết áp. Giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp duy trì cân bằng natri và kali thích hợp.

Theo Aboluowang, Health

Theo T.T/Tổ Quốc

Tin liên quan

Tiết lộ một bí mật để phụ nữ có thể làm chậm quá trình lão hóa khi bước qua tuổi...

Tiến sĩ Mindy Pelz, Tiến sĩ Alka Patel và JJ Virgin – ba người có ảnh hưởng trên mạng xã...

Viêm khớp dạng thấp, bệnh không chỉ người già

Mới 30 tuổi, anh Minh An (Hoài Đức, Hà Nội) bất ngờ khi bác sĩ kết luận bị viêm khớp...

5 tác hại hàng đầu của việc hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Nó...

Người già đạp xe có tốt không, cần chú ý điều gì?

Người già đạp xe có thể kéo dài tuổi thọ. Những người thường xuyên đi lại bằng xe đạp có...

Vì sao ngủ nhiều lại đau đầu?

Đau nhức đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân ập đến sau khi vừa mới...

Đau lưng dưới ở phụ nữ cảnh báo điều gì?

Với không ít chị em phụ nữ, đau lưng đau bụng dưới là hiện tượng không hiếm gặp, đôi khi...

Cảnh giác với những dấu hiệu sốc nhiệt do say nắng có thể khiến bạn phải nhập viện

Đừng xem nhẹ các triệu chứng như nhịp tim nhanh, da nóng rát, chóng mặt và buồn nôn vì đó...

Tin mới nhất

Cảnh bỉm sữa của 'vợ shark Bình' Phương Oanh gây tranh cãi, vợ Á hậu Shark Hưng lại được khen...

8 giờ trước

Hành trình dưỡng thai ở Mỹ của siêu mẫu Võ Hoàng Yến: Tiết kiệm không sắm đồ bầu, ám ảnh...

2 ngày 1 giờ trước

Con trai Hòa Minzy lúc nhỏ được cho là ‘bản sao’ của bố, giờ 4 tuổi gương mặt như soái...

2 ngày 16 giờ trước

Không nhận ra con gái The Voice Kids của NSƯT Chiều Xuân: Xinh đẹp cá tính ở tuổi 20, đỗ...

2 ngày 16 giờ trước

Con trượt trường chuyên!

27/06/2024 11:23

Đặt lên bàn cân nhan sắc 3 'bình rượu mơ' có tiếng của sao Việt: Ai cũng 'trổ giò' xinh...

27/06/2024 07:08

Nuôi dạy con một có khó không?

26/06/2024 10:31

Làm gì khi con liên tục ăn vạ?

26/06/2024 10:28

Hé lộ những đặc điểm ở trẻ em khi lớn lên thường có những thành tựu tốt hơn

26/06/2024 07:29

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình