Một trong những giải pháp tối ưu là bố trí đặt giếng trời. Vấn đề là bố trí làm sao để vừa có được không gian tự nhiên trong nhà, vừa không bị ảnh xấu tới phong thủy?
Mục đích việc bố trí giếng trời nhằm để thu vào được nhiều ánh sáng hay để lưu thông những luồng khi tốt vào trong nhà. Trong phong thủy gọi đó là cân bằng âm dương, bố trí giếng trời ở khoảng giữa chính là kích hoạt luồng khí.
Tuy nhiên đối với không gian quá nhỏ, không quá dài, không bị quá tối thì việc bố trí giếng trời cũng không nhất thiết phải có. Gia chủ chỉ cần tạo thông gió cho nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau là đủ.
Đối với những căn nhà hình ống thì việc mở giếng trời lại vô cùng cần thiết. Vì vậy, trước khi tiến hành thiết kế thì phải xem xét kỹ lưỡng. Có rất nhiều vị trí để đặt được giếng trời nhưng vị trí đặt tốt nhất vẫn là tại trung cung (trung tâm của mặt bằng nhà).
Đây là khu vực thuộc hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển - Kim ấn - Thổ trung dung.
Ngoài ra, sẽ có những trường hợp nhà của gia chủ bị vát hoặc bị xiên không thể để được ở vị trí trung cung, thì có thể bố trí giếng trời ở những góc bị xiên đó để sửa chữa được góc khuyết này. Nên đặt giếng trời ở những cung như Tài lộc, Thiên mạng. Tránh đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà.
Người ta thường sẽ kết hợp mở giếng trời với tiểu cảnh hoặc bể cá tạo cảm giác gần gũi với thiên, giúp căn nhà có được một khu vực điều hòa, thông thoáng hơn, dễ chịu hơn.
Trong phong thủy việc kế hợp giếng trời với tiểu cảnh hay bể cá phía dưới sẽ là nơi tạo ra luồng sinh khí tốt cho căn nhà và cho gia chủ.
Còn nếu gia chủ đang sở hữu căn hộ có diện tích hẹp mà vẫn muốn sở hữu cho mình một giếng trời thì có thể áp dụng việc mở giếng trời dưới khu cầu thang.
Tuy sẽ có phần không thông thoáng như khi để giếng độc lập nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chứa (Hỏa sinh thổ) thì việc luân chuyển nội khí vẫn sẽ tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trụ nhấn cho toàn bộ căn nhà.
Những lưu ý khi thiết kế giếng trời: Nếu diện tích ngôi nhà nhỏ, giếng trời sẽ giống như cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang. Do đó bề mặt tường của giếng trời không làm phẳng trơn mà nên dùng vật liệu để tiêu âm. Mùa mưa có thể vách giếng trời sẽ bị ẩm ướt, cần tính độ che của mái giếng trời hợp lý. Nếu không có mái che thì phải làm phễu thu nước bên dưới để tiêu thoát nước.
Vào mùa hè, nắng nhiều gây nhiều khó chịu cho người và vật trong nhà. Nên lắp một hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp.
Giếng trời phải có mái che phù hợp, dùng kính cường lực kết hợp khung inox bảo vệ là phương án tốt vừa che mưa mà vẫn lấy sáng tốt, thông thoáng, đảm bảo độ an toàn. Ngoài ra có thể sử dụng tấm che bằng vật liêu poly, thuận tiện để tạo hình mái cong, mái vòm, kim tự tháp.
Trong khi đó, giếng trời trong chung cư là một khoảng không gian thông theo phương đứng từ nền đến mái. Các căn hộ trong chung cư được xây chung trong một khối do đó ánh sáng phân bổ không đều. Đặc biệt là những căn hộ nằm khuất.
Chính vì vậy bố trí giếng trời sẽ giúp ánh sáng được phân bố đều cũng như không khí được lưu thông tốt hơn.
Mỗi cung mệnh sẽ có những hành tương sinh, tương hợp và tương khắc khác nhau. Chung cư gồm rất nhiều người sinh sống với nhiều cung mệnh, do đó cần chọn vị trí để đặt giếng trời cho phong thủy tốt nhất; hài hòa với cung mệnh của tất cả mọi người.
Theo phong thủy thì hành Thổ là hành có thể trung hòa với các hành khác. Trong chung cư, khoảng giữa thuộc hành Thổ, vì vậy rất thích hợp để đặt giếng trời.
Ngoài ra, để luồng sinh khí vào chung cư được tốt hơn cần kết hợp giếng trời và tiểu cảnh phía dưới. Tiểu cảnh có thể là cây cảnh hoặc suối nước có Mộc và Thủy tương sinh.
Giếng trời thường có 2 loại là giếng trời có mái và giếng trời không mái. Đối với các chung cư dùng loại có mái thì cần lưu ý về độ lưu thông khí. Để tạo thông thoáng thì mái của giếng trời cần có khoảng hở ngang để mưa không tạt mà gió vẫn lưu thông tốt.