Phụ Nữ Sức Khỏe

Thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu cân?

Bác sỹ Bác sĩ Trần Vũ Quang sẽ giải đáp giúp các mẹ câu hỏi thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu kg và những lưu ý trong việc ăn uống, sinh hoạt khi mang thai 22 tuần.

Mang thai 22 tuần là mẹ đã bước đến giai đoạn giữa thai kỳ. Chắc hắn lúc này mẹ cũng thắc mắc không biết em bé trong bụng đã phát triển đến mức độ nào, chiều cao và cân nặng thế nào là đủ chuẩn. Hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) về vấn đề này.

Bác sĩ Trần Vũ Quang hiện đang công tác tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu cân?

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng ở tuần thứ 22 là thời điểm thai nhi đang phát triển mạnh mẽ nhất, chỉ số sức khỏe thai 22 tuần nặng bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào cơ thể mẹ và chế độ dinh dưỡng hay vận động của người mẹ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra những thông số chung trong các giai đoạn phát triển của bé để từ đó theo dõi sức khỏe thai kỳ.

Theo bác sỹ Bác sĩ Trần Vũ Quang nếu chiều dài của thai nhi ở tuần thứ 22 được tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 27-30cm thì cân nặng của bé ở giai đoạn này vào khoảng từ 360-500 gram. Nhiều so sánh được chỉ ra, kích thước này tương đương với một quả đu đủ nhỏ.

Ở giai đoạn này, làn da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ dày giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể. Da có nhiều nếp nhăn chưa căng phồng do bé chưa lên cân quá nhiều. Mí mắt, lông mày của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Đôi mắt đã có hình dáng nhưng con người vẫn thiếu sắc tố.

Các đốt sống liên kết cùng nhau tạo thành cột sống để bảo vệ tủy sống. Lá lách và các mạch máu ở phổi cũng đang tiếp tục phát triển để bé thở dễ dàng hơn. Trong khi đó các tế bào máu mang ôxy đến các cơ quan trong cơ thể của thai nhi.

Trong thời gian từ tuần 20-22 các cử động của thai trở nên rõ ràng và có chủ đích do các dây thần kinh liên kết với nhau thành một khối hoàn chỉnh, điều này cho thấy các tế bào thần kinh của thai nhi đang phát triển rất tốt.

Mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận hoặc nhìn thấy rõ những chuyển động của con yêu dưới lớp da bụng của mình. Bé có thể uốn mình, đạp, quẫy khiến mẹ thích thú nhưng đôi khi thấy đau bụng.

Thai nhi 22 tuần tuổi các giác quan cảm nhận sự di chuyển của bé đã phát triển đầy đủ, bé có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ cũng như nhạy cảm với các âm thanh bên ngoài như giọng nói của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng tivi… Do vậy, đây chính là thời điểm thích hợp để bố mẹ cùng trò chuyện với con yêu nhiều hơn. Mẹ cũng có thể đọc truyện, cho bé nghe nhạc và học cách thích ứng dần với những âm thanh từ bên ngoài.

Thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu cân là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Thai nhi ở vào tuần thứ 22 cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào?

Bước vào tuần thứ 22, cơ thể người mẹ có những thay đổi rõ rệt cả về vóc dáng bên ngoài lẫn tâm sinh lý.

Thời điểm thai nhi 22 tuần, nhiều chị em sẽ gặp phải hiện tượng phù nề thai kỳ. Nguyên nhân là do sự chèn ép của thai nhi xuống vùng bụng dưới khiến lưu lượng máu giảm, cơ thể bị tích nước. Giải pháp cho mẹ bầu là nằm nghiêng về bên trái khi ngủ, kê cao chân, không nên ngồi hay đứng quá lâu với một tư thế.

Trong trường hợp phù nề nghiêm trọng, xuất hiện cả ở mắt, mặt, bàn tay… thì chị em nên đi khám càng sớm càng tốt vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của hiện tượng tiền sản giật khá nguy hiểm cho thai phụ.

Khi thai nhi 22 tuần cũng là giai đoạn mẹ và bé đang trải qua 3 tháng giữa của thai kỳ, đây là thời điểm ổn định của các mẹ về chế độ ăn nghỉ. Tuy nhiên chị em vẫn cần kiểm soát cân nặng. Mức tăng cân hợp lý ở thời điểm này 3-5 kg. Mẹ bầu cần lưu ý đến chất lượng bữa ăn chứ không phải số lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.

Bác sỹ Trần Vũ Quang cũng không quên chỉ ra những dấu hiệu cơ bản các mẹ bầu dễ gặp ở tuần thai thứ 22 như: Ợ nóng, khó tiêu, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo, chóng mặt, chuột rút, rạn da, rốn nhô ra…

Cân nặng của bé thay đổi, vóc dáng của mẹ bầu cũng thay đổi theo.

Thai nhi 22 tuần mẹ bầu cần chú ý những gì?

Thai nhi 22 tuần, mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván: Nếu khi mang thai, mẹ bầu chưa hề được tiêm phòng mũi uốn ván nào thì cần tiêm 2 mũi trong quá trình thai kỳ. Mũi đầu được tiêm trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4 hoặc thứ 5 (thông thường là khoảng tuần thai thứ 21, 22). Mũi thứ 2 sau mũi đầu khoảng 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

Với những mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi, tức là có khả năng bảo vệ nhiều hơn 95% thì không cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên nếu mũi cuối cùng đã trên 10 năm thì vẫn cần tiêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4 và tháng thứ 5.

Siêu âm 4D: Ở tuần thai thứ 22, các mẹ bầu nhất định phải tiến hành siêu âm. Bởi lúc này, bé đã gần như phát triển hoàn thiện nhưng chưa quá lớn để gây chật chội buồng ối, khiến một số bộ phận bị khuất lấp, khó phát hiện, công thêm việc nước ối nhiều nên bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như dị tật bẩm sinh ở thai nhi so với các tuần lễ sau.

Khi siêu âm 4D, bác sỹ sẽ kiểm tra chiều dài tứ chi, xem kỹ lưỡng con có đủ 5 ngón tay ngón chân không, có dư thừa món nào không? Bác sỹ sẽ đo chiều dài lưỡng đỉnh (đầu), xem đầu óc có điều gì bất thường không dựa trên các số đo ấy.

Trong trường hợp nếu không may, mẹ buộc phải chấm dứt thai kỳ, thì phải thực hiện điều này trước tuần 28 của thai kỳ. Do vậy, sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ cần phải tiến hành thêm hàng loạt các xét nghiệm khác để quyết định có nên bỏ thai hay không.

Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đây là việc mẹ bầu cần thực hiện suốt giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, ở tuần thai thứ 22, các mẹ cần bổ sung cho mình một thêm nước ép trái cây mỗi ngày giúp cung cấp vitamin C.

Đặc biệt, đây cũng là những thức uống có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì nó có tính axit giúp chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý với 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

Trên đây là tất cả những thông tin các mẹ cần biết về thai nhi 22 tuần tuổi, đặc biệt là phần giải đáp thắc mắc của nhiều bậc lần đầu làm cha mẹ “thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu cân?”.

Theo Bình An/ Eva.vn/ Khám Phá

Tin liên quan

Siêu âm thai 22 tuần: Cột mốc quan trọng mẹ bầu đừng bỏ qua

Vì ở tuần thứ 22, mọi cơ quan của bé đã gần được hoàn thiện nên lúc này mẹ cần...

Hạt tiêu - gia vị tuyệt vời cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh

Tiêu không chỉ đơn thuần là một loại gia vị cho những bữa ăn hàng ngày mà còn mang lại...

Lười làm việc này trong thai kỳ, mẹ bầu và thai nhi phải chịu hậu quả khôn lường

Đã có không ít trường hợp mẹ bị nhiễm trùng thận, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết chỉ vì...

Điểm danh những loại ngũ cốc mà mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ

Không chỉ là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà ngũ cốc còn cung cấp rất nhiều nguyên tố vi lượng...

Mẹo khắc phục tình trạng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng giữa...

Mách mẹ bầu 5 tuyệt chiêu đơn giản trị tận gốc chứng táo bón thai kỳ

Tình tạng táo bón sẽ thôi ám ảnh bà bầu với 5 cách trị cực kỳ đơn giản dưới đây.

8 loại cá tốt cho thai kỳ, giúp con thông minh mà mẹ bầu nên biết ngay

Ngoài thịt, trứng, rau thì cá là một trong những loại thực phẩm rất tốt mà mẹ bầu nên tăng...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình