Phụ Nữ Sức Khỏe

Tại sao ung thư tái phát sau nhiều năm chữa khỏi?

Một số loại ung thư dù đã điều trị khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát sau vài năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau đó.

Ung thư không phải lúc nào cũng tái phát ở cùng một vùng trên cơ thể với khối u ban đầu. Một số người có thể bị tái phát ở các cơ quan hoặc hệ thống cơ thể khác nhau. Ví dụ, sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tương tự có thể tái phát trong xương nếu các tế bào ung thư di chuyển đến đó và không đáp ứng với điều trị.

Chỉ cần một vài tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình điều trị, ung thư sẽ phát triển trở lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sót lại vài tế bào ung thư sau điều trị do chủ quan và cũng có thể khách quan, không được dự đoán trước.

Tại sao ung thư tái phát sau nhiều năm chữa khỏi?

Ảnh minh họa

 

Tại sao ung thư tái phát?

Phẫu thuật và xạ trị

Trong quá trình phẫu thuật, ngay cả khi bệnh nhân ung thư được khẳng định điều trị khỏi, bác sĩ không nhìn thấy khối u nào nữa thì một số tế bào ung thư có thể đã lây lan qua hệ thống bạch huyết, đến các mô lân cận qua đường máu của cơ thể.

Do phẫu thuật và xạ trị được coi là phương pháp điều trị tại chỗ nên chúng không điều trị các tế bào ung thư đã vượt ra ngoài vùng điều trị.

Ngoài ra, xạ trị có thể không tiêu diệt được tất cả các tế bào ung thư. Bức xạ hoạt động bằng cách làm hỏng DNA ở cả tế bào ung thư và tế bào bình thường. Giống như các tế bào bình thường có thể phục hồi sau bức xạ, một số tế bào ung thư cũng có thể phục hồi.

Hóa trị liệu

Không giống như phẫu thuật và xạ trị, hóa trị là một liệu pháp điều trị toàn thân. Nó được thiết kế để điều trị các tế bào ung thư trong hoặc gần khối u cũng như những tế bào đã lan rộng ra ngoài các khu vực được điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Vậy tại sao hóa trị lại không tiêu diệt hết tế bào ung thư trong cơ thể?

Hầu hết các loại thuốc hóa trị liệu hoạt động tại một điểm cụ thể trong quá trình phân chia tế bào và các loại thuốc hóa trị liệu khác nhau hoạt động ở những điểm khác nhau trong quá trình đó.

Một số tế bào ung thư phân chia trong quá trình hóa trị, tạo ra các tế bào mới vượt khỏi vùng mà loại thuốc hóa trị hướng đến ban đầu và sống sót. Những khối u sống sót này trở thành nguy cơ tái phát ung thư.

Tế bào ung thư ẩn

Có một vài giả thuyết đã được đưa ra để giải thích khả năng "ẩn náu" của tế bào ung thư trong một thời gian dài. Ví dụ, 20% đến 45% trường hợp ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen tái phát xảy ra nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau khi bệnh ung thư được điều trị thành công.

Một giả thuyết khác về tế bào gốc ung thư cho rằng có một tập hợp con các tế bào ung thư. Các tế bào này phân chia chậm hơn các tế bào ung thư thông thường và giúp chúng có khả năng chống lại các phương pháp điều trị như hóa trị. Các phương pháp điều trị ung thư có thể giết chết nhiều tế bào ung thư thông thường, các tế bào gốc vẫn có thể sống và sẵn sàng phát triển trở lại.

Một khái niệm khác là ngủ đông. Đôi khi các tế bào ung thư có thể nằm im, trong những trường hợp thích hợp, nó bắt đầu phát triển trở lại. Ung thư tái phát không phải lúc nào cũng xảy ra ở vị trí ban đầu mà có thể tái phát ở các cơ quan hoặc hệ thống khác nhau trên cơ thể.

Có ba loại tái phát ung thư chính gồm:

Tái phát tại chỗ: khi ung thư tái phát ở vị trí cũ hoặc gần vị trí ban đầu

Tái phát khu vực: khi ung thư trở lại trong các hạch bạch huyết hoặc mô lân cận.

Tái phát xa (còn gọi là di căn): là khi ung thư trở lại ở một cơ quan riêng biệt hoặc một phần xa của cơ thể.

Khi phát hiện ung thư tái phát, người bệnh có thể cảm thấy chán nản hoặc tức giận về chẩn đoán và những cảm xúc này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ khi có biểu hiện trầm cảm, lo lắng, tức giận, nhất trong thời gian điều trị ung thư.

Bên cạnh việc điều phối cảm xúc, người mắc ung thư nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để cải thiện tâm trạng, đồng thời tăng cường thể chất để chống chọi với các phương pháp điều trị.

Theo T. Linh (Theo Verywellhealth)/Nhịp Sống Miền Tây

Tin liên quan

Yếu tố khiến nhiều người mắc ung thư đại trực tràng

Trong những năm gần đây, ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa và đe dọa tính mạng của...

Phát hiện thuốc mới chữa khỏi ung thư

Sau khi sử dụng zanubrutinib, ở 80% bệnh nhân mắc ung thư hạch bạch huyết, khối u của họ đã...

Triệu chứng cảnh báo ung thư thực quản

Ung thư thực quản có tiên lượng điều trị rất dè dặt do khi được phát hiện, khối u đã...

Ung thư ''sợ'' bạn ăn 4 loại thực phẩm nhất, dùng thường xuyên tế bào ung thư sẽ không dám...

Sự xuất hiện của bệnh ung thư liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày của con...

Những thực phẩm gây ung thư hàng đầu

Theo WHO, các thực phẩm này đã được chứng minh có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư...

5 chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư có trong thực phẩm

Chống oxy hóa theo nghĩa đen có nghĩa là ức chế quá trình oxy hóa. Ví dụ, nếu bạn rưới nước...

Phát hiện ung thư vú từ vết mụn trên ngực

Siobhan Harrison, 24 tuổi, cho rằng vết sưng ở ngực là mụn và cố gắng nặn nó. Nhưng khi đến...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

58 phút trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

59 phút trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

59 phút trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 14 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 14 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 16 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình