Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Nó chứa nhiều chất pectin có khả năng làm nhuận tràng, giảm mỡ và đường trong máu...Ngoài ra, tính mát của rau còn hỗ trợ giải nhiệt cho cơ thể, chống mất máu, lợi tiểu, trị mụn nhọt... Tuy nhiên dù rau mồng tơi có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng nếu ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng sau:
Hấp thu chất dinh dưỡng kém
Rau mồng tơi chứa nhiều axit oxalic. Nếu ăn quá nhiều, hàm lượng chất này sẽ tăng cao và liên kết với sắt, canxi. Đây là thủ phạm gây cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Vì thế, chúng ta phải bổ sung thêm một số thực phẩm giàu vitamin C khi ăn rau mồng tơi để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Sỏi thận
Những người đang gặp vấn đề về thận hoặc bị sỏi thận tuyệt đối tránh ăn rau mồng tơi. Bởi vì chúng chứa nhiều hợp chất hữu cơ purin sẽ chuyển hóa thành axit uric, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi ở thận. Hơn nữa, chất này còn làm nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu tăng lên, khiến sỏi phát triển nhanh hơn.
Ảnh hưởng đến dạ dày
Trung bình trong một chén rau mồng tơi có đến 6g chất xơ. Mặc dù đây là chất cần thiết để thúc đẩy và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày gặp một số vấn đề như đầy hơi, nặng bụng, khó tiêu... Do đó, sau khi ăn xong hãy uống ngay một ly nước đầy để giúp cơ thể tiêu thụ bớt lượng chất xơ không cần thiết.
Gây tiêu chảy
Việc thường xuyên ăn rau mồng tơi có thể giúp nhuận tràng và điều trị táo bón. Tuy nhiên ăn nhiều loại rau này cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, nhất là những người có thân nhiệt thấp, đang bị tiểu lỏng...
Tạo mảng bám trên răng
Ngoài tác hại gây cản trở hấp thu chất dinh dưỡng, các axit oxalic trong rau mồng tơi còn là nguyên nhân tạo ra các mảng bám trên răng. Vì thế bạn phải lập tức đánh răng ngay sau khi ăn xong để bảo vệ răng.