Nội dung bài viết:
Đặc điểm của măng tây
Măng tây có tên tiếng Anh là Asparagus, tên khoa học là Asparagus officinalis L. Thuộc họ Asparagaceae.
Đây là loài thực vật sống lâu năm, cao khoảng 50 – 100cm, thân tròn, thẳng có phân nhánh ngang. Lá cây mọc chụm 3 – 8 giống như kim dẹp, dài 2 – 3cm, xếp thành tầng, mọc cách nhau theo thân chánh.
Hoa đực và hoa cái mọc ở 2 cây khác nhau, có màu vàng xanh hoặc trắng nhạt, nhỏ, dạng hình chuông, dài khoảng 6.5cm, gồm 6 thùy hình ống, 3 đài và 3 cánh hoa giống nhau không phân biệt. Quả màu đỏ, bên trong có 1 – 9 hạt. Rễ cây có dạng những căn hành.
Hiện nay có 3 loại măng tây: Măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím.
- Măng tây xanh: Đây là măng tây phổ biến nhất, có vị đắng hơn so với măng tây trắng và tím. Là loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Măng tây trắng: Cũng giống như măng tây xanh, nhưng do không cho tiếp xúc với ánh sáng nên không thể sản sinh diệp lục, có vị ngọt, ít đắng và mềm hơn măng tây xanh. Măng tây trắng mập hơn măng tây xanh, có giá trị dinh dưỡng cao, giá cũng cao hơn so với 2 loại măng kia do quy trình tạo ra rất khép kín, chi phí cao.
- Măng tây tím: Màu tím của măng là do có hàm lượng anthocyanins cao. Loại này có ít chất xơ, mềm hơn và có vị ngọt thơm mùi trái cây hơn so với măng tây xanh và trắng.
Bên trong măng tây chứa những chất dinh dưỡng nào?
Măng tây có tác dụng gì với sức khỏe chúng ta phụ thuộc vào thành phần hóa học bên trong nó. Trong măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm 2.2% protein, 1.2% glucid, 2.3% cellulose, 21 mg canxi, sắt, kẽm và chất xơ.
Các loại chất khoáng bao gồm các vitamin A, vitamin B6, B12, vitamin D, C, E, K, folate, choline, acid folic. Loại rau này chứa đến 93% nước và đặc biệt chưa inulin, có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn chứa rất ít chất béo bão hòa.
Tác dụng của măng tây là gì?
Măng tây có tác dụng gì đối với sức khỏe là thắc mắc của nhiều chị em. Những tác dụng của măng tây bao gồm:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Măng tây chứa nhiều rutin, một flavonoid có đặc tính chống viêm và được sử dụng để điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa đông máu. Rutin còn giúp tăng cường tính thấm của mao mạch, củng cố các mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách giảm độ nhớt của máu, giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol và duy trì sức khỏe tim mạch.
Tốt cho sức khỏe hệ thần kinh
Bệnh thoái hóa thần kinh là tình trạng di truyền hoặc định kỳ ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của não người và cơ thể thường không có khả năng thay thế các tế bào thần kinh bị tổn thương. Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy măng tây có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson, và Huntington nhờ vào thành phần phytoestrogen.
Duy trì mức homocysteine
Sự thiếu hụt vitamin B trong cơ thể có thể làm tăng nồng độ homocysteine, tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, huyết khối tĩnh mạch, xơ vữa động mạch và các rối loạn tim mạch khác.
Măng tây chứa vitamin B giúp duy trì mức homocysteine ở mức vừa phải. Vitamin B, đặc biệt là folate, B6 và B12 đóng vai trò chính trong việc chuyển đổi homocysteine thành cysteine, sau đó được chuyển đổi trở lại thành methionine theo chu kỳ methyl hóa bình thường. Ngoài ra, vitamin B giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh bằng cách đảm bảo sự trao đổi chất tinh bột và đường trong cơ thể.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng inulin, một loại carbohydrate thường được gọi là prebiotic. Chất này sẽ không được tiêu hóa cho đến khi đến ruột già và được nuôi dưỡng bởi một loại vi khuẩn có lợi lactobacillus, giúp hỗ trợ trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đây là câu trả lời cho thắc mắc măng tây có tác dụng gì.
Măng tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và có đặc tính nhuận tràng giúp đường ruột hoạt động trơn tru, tránh đầy hơi, táo bón và giảm mức cholesterol trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng măng tây có hiệu quả như các loại thuốc hiện đại có bán trên thị trường để điều trị chứng khó tiêu.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Các chất kháng viêm có trong măng tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2. Măng tây có lợi ích này nhờ vào crôm, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Các nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng măng tây giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện khả năng tiết insulin và mang lại hiệu quả trong việc dự phòng tiểu đường.
Trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nghiên cứu cho thấy măng tây có tác dụng giúp chữa nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhờ vào đặc tính lợi tiểu, việc tiêu thụ măng tây đã cho thấy có khả năng làm tăng tần suất và thể tích đi tiểu. Điều này giúp giải độc và loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể.
Duy trì mức cholesterol huyết
Các nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong măng tây có khả năng điều trị stress, cùng với các rối loạn khác như tăng lipid máu và tăng cholesterol máu. Những căn bệnh này được đánh giá thông qua hàm lượng chất béo và cholesterol cao trong cơ thể, có thể gây ra mối đe dọa lớn cho các tình trạng gây tử vong như bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.
Măng tây có tác dụng gì cho bà bầu?
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần được cung cấp các dưỡng chất để duy trì một sức khỏe ổn định và giúp cho thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Có rất nhiều người lựa chọn măng tây trong bữa ăn hằng ngày để bổ sung vitamin, khoáng chất tự nhiên cho cơ thể. Vậy măng tây có tốt cho bà bầu như những lời đồn hay không?
Chống dị tật cho thai nhi
Trong măng tây có chứa nhiều chất folate, một dưỡng chất có lợi cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Folate vô cùng quan trọng và cần thiết hỗ trợ việc hình thành ống thần kinh cho thai nhi. Chính vì vậy sử dụng măng tây thường xuyên đối với bà bầu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các dị tật ở thai nhi.
Cung cấp canxi cho bà bầu
Lượng canxi có trong măng tây là vô cùng dồi dào, chính vì vậy khi dùng măng tây giúp cung cấp cho cơ thể bà bầu một lượng lớn canxi từ đó ngăn ngừa những nguy cơ về các bệnh xương khớp, giúp mẹ và bé chắc khỏe hơn.
Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất glutathione có trong măng tây với chức năng là một chất oxy hóa, giúp cơ thể có khả năng chống lại những tế bào ung thư một cách vô cùng hiệu quả. Có thể nói, tác dụng của măng tây trong quá trình ngăn ngừa và điều trị ung thư là vô cùng lớn, nhất là đối với các bà bầu.
Chống tiểu đường thai kỳ cho bà bầu
Măng tây chứa rất nhiều dưỡng chất giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể. Nếu dùng thường xuyên măng tây có cho thấy công dụng rõ rệt trong việc sản xuất insulin tại tuyến tụy từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Ngăn ngừa chứng trầm cảm của bà bầu
Phụ nữ trong quá trình mang thai thường mắc phải chứng trầm cảm hay mệt mỏi, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé. Sử dụng măng tây với hàm lượng folate cùng với vitamin B lớn giúp tinh thần của các bà bầu được cải thiện một cách rõ rệt và tránh được khó chịu. Bên cạnh đó, hàm lượng tryptophan là một loại axit amin cải thiện tâm trạng cũng có rất nhiều trong măng tây.
Những lưu ý khi sử dụng măng tây
Măng tây rất mau hỏng, nhất là khi không được bảo quản trong tủ lạnh nên bạn cần ăn càng sớm càng tốt sau khi mua về hoặc vừa hái xong.
Măng đóng hộp mất nhiều dinh dưỡng và có nhiều muối nên bạn hạn chế sử dụng.
Măng có thể để đông lạnh và vẫn giữ được vitamin C.
Khi lựa măng bạn cần lựa măng có màu sắc tươi sáng, thân chắc.
Nhiều người cho rằng ăn măng tây sẽ bớt bị phong thấp khớp nhưng măng tây có nhiều purin, tiền thân của acid uric. Do đó, những người bị bệnh thống phong (gout) không nên ăn nhiều măng tây.
Măng tây đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu nhưng nó vô hại.
Tất cả các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về măng tây để trả lời cho thắc mắc măng tây có tác dụng gì với sức khỏe con người. Khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề để những tác dụng của măng tây mang lại là hiệu quả nhất.