Hạt dưa
Hạt dưa là một loại thực phẩm Tết được sự tin dùng nhiều nhất từ phía khách hàng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chúng đã bị nhiều cơ sở sản xuất sử dụng phẩm màu công nghiệp nhuộm màu, thay vì dùng màu thực phẩm như trước đây.
Theo một số thống kê, hiện nay hạt dưa được bán với giá rất “mềm” nhưng màu sắc của chúng thì rất sặc sở và bền màu một cách lạ thường. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Và loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong việc nhuộm màu cho hạt dưa có tên rhodamine B. Chúng được các nhà sản xuất đem đi pha loãng với nước rồi đổ trực tiếp lên hạt dưa.
Tuy nhiên, những chuyên gia nghiên cứu cho rằng, loại hóa chất này không chỉ ngấm vào vỏ hạt dưa mà còn len lỏi vào phần ruột bên trong. Chính vì thế, nguy cơ gây bệnh khi hạt dưa đang tăng lên rất cao.
Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười là một trong số những loại thực phẩm Tết được cho là rất có ích co sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng sau một thời gian, chúng lại bị biến thể bởi những loại hóa chất được các nhà sản xuất sử dụng. Từ một loại thực phẩm giúp ích cho sức khỏe trở thành “lưỡi hái tử thần” đe dọa tính mạng của thực khách.
Hạt dẻ cười còn có một cái tên khác chính là hạt hạnh phúc. Đây là loại thực phẩm trong top những món ăn Tết được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, những loại hạt dẻ hiện nay có vỏ trắng, hạt xanh được bày bán khá rộng rãi ở ngoài thị trường đều là “hạt dẻ đểu”. Chúng ngấm đầy chất tẩy trắng gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Theo thực tế, hạt dẻ cười vốn dĩ có màu hơi ngã vàng, bên trong thì màu sẫm hơn.
Quy trình tẩy trắng hạt dẻ của các nhà sản xuất sử dụng rất nhiều hóa chất như natri sunfit hay chlorine. Trong đó, hóa chất chlorine có tác dụng sát khuẩn cực mạnh. Ngoài ra, đây là một thành phần có trong thuốc trừ sâu, chất độc da cam,… Nếu các nhà sản xuất sử dụng quá nhiều loại hóa chất này trong việc tẩy trắng hạt dẻ cười thì lượng dư còn lại trên hạt sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, gây nhiều vấn đề về rối loạn tiêu hóa, gan, dạ dày... Chính vì điều đó, khi lựa mua hạt dẻ cười, bạn nên chọn hạt không quá trắng, nhân không cần quá xanh thì sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.
Giò chả
Giò chả là một món ăn có mặt rất nhiều trong mâm cơm Tết của các gia đình ở miền Bắc. Và đến thời điểm hiện tại, chúng là một món ăn phổ biến của tất cả các gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều hộ sản xuất chạy theo lợi nhuận đã, sử dụng những loại phẩm chất, hóa màu để có thể giữ cho loại thực phẩm này giữ được lâu hơn. Và hàng the là một loại hóa chất được sử dụng phổ biến nhất.
Theo một số chuyên gia về dinh dưỡng cho hay, hàng the là loại phẩm màu gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu chúng ta vô tình sử dụng những loại thực phẩm có chứa hàng the sẽ dẫn đến một số triệu chứng như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, làm rối loại nhiều chức năng, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, ban đỏ da dẫn đến tróc vẩy. Ngoài ra, giò chả là một loại thực phẩm được làm từ phần thịt tai mũi heo cắt lát. Sau đó, xào chín và gói chặt vào trong lá chuối. Theo thống kê thì có khoảng 500 calo chứa trong 100g giò chả. Đây cũng là một mối đe dọa rất lớn đối với vấn đề cân nặng của nhiều chị em phụ nữ.
Mặt khác, những loại thực phẩm muối chua như dưa cải, dưa hành,… được dùng ăn kèm với một số món ăn khác trong dịp Tết cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng chúng vì thành phần chủ yếu trong những món ăn này chính là muối. Muối là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng thường phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, dột quỵ và đau tim cũng không phải ngoại lệ.
Nước uống có ga
Một trong những loại thức uống sang trọng được sử dụng nhiều trong những ngày Tết đó chính là nước ngọt có ga. Tuy nhiên, loại nước này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe rất lớn. Chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng trong những ngày Tết để có thể bảo vệ được sức khỏe.
Nhiều nhà nghiên cứu cho hay, trong nước ngọt có ga chứa rất nhiều chất tạo màu nhân tạo. Và loại hóa chất tạo màu được sử dụng nhiều nhất chính là caremel. Chúng được tạo ra bằng cách đun nóng các loại siro cùng với hợp chất ammoni, axit và kiềm. Loại hợp ammoni góp mặt trong quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra hai loại chất là 2- methylimidazole và 4-methylimidazol gây ra ung thư cho người sử dụng.
Để giúp người dân lựa chọn chọn thực phẩm an toàn, tránh xảy ra các vụ ngộ độc đáng tiếc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc.
Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, bánh kẹo là thực phẩm không thể thiếu được trong ngày Tết. Vì vậy, khi lựa chọn mua bánh kẹo trong dịp Tết Nguyên đán, người dân cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Chọn mua các sản phẩm bánh kẹo đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (xem trên nhãn mác có ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp+tên viết tắt tỉnh, thành phố - đơn vị chế biến).
+ Lựa chọn bánh kẹo của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng, nhãn hiệu.
+ Quan sát kỹ thông tin trên bao bì bánh kẹo (nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm).
+ Mua giỏ quà cần chú ý chất lượng bánh kẹo bên trong, nên tự chọn bánh kẹo rồi nhờ chủ quán xếp thành giỏ quà.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần chọn mua và sử dụng thực phẩm ở những cơ sở có địa điểm cố định, địa chỉ rõ ràng, có uy tín, được phép kinh doanh thực phẩm, thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ thực phẩm không an toàn, hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo người dân cần nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương để có giải pháp ngăn chặn.