Phụ Nữ Sức Khỏe

Sự thật cây dừa cạn chữa cao huyết áp, tiểu đường

Gần đây, mẹ tôi thường sắc thuốc cây dừa cạn để chữa bệnh cao huyết áp, tiểu đường. Xin hỏi loại cây này có tác dụng với các bệnh đó không?

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội

Dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G. Don., thuộc họ trúc đào Apocynaceae. Trong dân gian, chúng ta còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác... Cây dừa cạn cao khoảng 0,4-0,8 m, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên, mọc thành bụi dày, có cành đứng.

Theo nghiên cứu của dược học hiện đại, hoạt chất của dừa cạn là những ancaloid có nhân indol như vinblastine, vincristine, vinleurosin... có trong tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất ở rễ và lá. Dừa cạn có tác dụng chống ung thư, làm hạ huyết áp, đường máu, lợi niệu và kháng khuẩn.

Theo kinh nghiệm của y học dân gian một số nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun và chữa sốt. Thân và lá được dùng để chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa bệnh tiểu đường. Việc dùng dừa cạn chữa bệnh tiểu đường cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, châu Đại Dương, nam châu Phi, quần đảo Antilles, nhưng chưa có chứng minh bằng thực tế khoa học.

Chính nhờ thực nghiệm trên chuột, các nhà khoa học Canada phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn. Điều này cũng dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 ancaloid khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin, leurosidin.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin.

Ở nước ta, người dân thường dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Mỗi ngày dùng 10-16 g.

Theo Phương Anh/zingnews

Tin liên quan

Người Ấn Độ vừa trẻ vừa khỏe cứ ngỡ do thảo dược thượng hạng nào, ai dè bí quyết chỉ...

Người Ấn Độ có lối sống vui vẻ, hoạt bắt đáng học hỏi và được nhiều quốc gia trên thế...

TP Hồ Chí Minh: Phát hiện chùm ca cúm A/H1N1 tại trường tiểu học

Tối 22/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, qua giám sát chủ động, đơn...

Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể sắp bị đột quỵ, lưu ý để phát hiện sớm kẻo 'ân hận...

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe hết sức nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 thế...

Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa bất thường

Bệnh thủy đậu thường diễn ra vào mùa Đông Xuân (khoảng tháng 11), nhưng hiện tại đã xuất hiện bệnh...

Bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn nguy cơ, Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng ứng phó

Theo Bộ Y tế, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất...

Bác sĩ cảnh báo 7 nhóm người dễ bị say nắng

Say nắng là vấn đề sức khỏe bất cứ ai cũng có thể gặp phải vào mùa hè. Tuy nhiên,...

Bệnh thủy đậu ‘tấn công’ nhiều trường học: Cách nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh mà cha mẹ nào...

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 3 tuần gần đây, trung tâm ghi nhận 70-100...

Tin mới nhất

Top 3 loài hoa để trên bàn thờ dễ mất tiền tài, lộc lá đứt đoạn, gia chủ làm gì...

2 giờ trước

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh gây chú ý khi xuất hiện cùng khung hình với các mỹ nhân Vbiz tại...

3 giờ trước

Đồng Nai: Quản lý công trình bị thợ hồ tẩm xăng đốt gây bỏng nặng

3 giờ trước

TP.HCM: Đình chỉ công tác thầy giáo bị tố sàm sỡ nữ sinh

6 giờ trước

Thương bố mẹ chồng cũ tuổi cao sức yếu con dâu đưa chồng mới đến gặt lúa giúp nhà chồng...

8 giờ trước

Nghi vấn lộ đề thi Tiếng Anh ở Kon Tum: Không có phương án tổ chức thi lại

8 giờ trước

Nghi án thanh niên tạt xăng đốt nhà người yêu cũ đồng giới

9 giờ trước

Tránh nóng 'mùa mất điện', học sinh ôn thi bên chậu nước đá, đốt nhang muỗi

9 giờ trước

Điều tra vụ cha bạo hành con trai 11 tuổi ở Đà Lạt

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình