Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết tuyệt đối không làm điều này nếu không muốn bệnh nặng hơn!

Người bị sốt xuất huyết chỉ nên súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng, không dùng bàn chải đánh răng đến khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Vũng Tàu đã điều trị thành công cho bệnh nhân N.T.M.X (29 tuổi, TP. Vũng Tàu) bị sốc sốt xuất huyết nặng với biến chứng tổn thương gan, tổn thương cơ tim sau 4 ngày tự điều trị.

Bệnh nhân N.T.M.X đang được các bác sĩ thăm khám

Theo thông tin từ người nhà, bệnh nhân có triệu chứng sốt cao 4 ngày kèm đau nhức, ăn uống kém, người nhà tự mua thuốc cho uống. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân bớt sốt nhưng vẫn thấy rất mệt nên đã đến viện trong tình trạng mệt mỏi, chi mát, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp tụt, kẹp, xét nghiệm NS1 dương tính, được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng.

Ngay sau khi vào Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được truyền dịch chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh không thuận lợi, tốc độ thất thoát huyết tương lớn, tổn thương gan, tổn thương cơ tim, ra kinh bất thường lượng nhiều, tràn dịch đa màng... trong đó tràn dịch toàn bộ màng phổi phải.

Bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Nội tổng hợp và được điều trị tích. Sau 3 ngày điều, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, bớt khó thở, ăn uống được, mạch huyết áp ổn… Hiện tại, bệnh nhân đã ngưng thở máy, ngưng thở oxy, kháng sinh và đã được xuất viện sau 8 ngày điều trị.

Ảnh minh họa

BSCKI. Lê Quốc Bàn - Trưởng Khoa Nội tổng hợp khuyến cáo, sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Vì vậy, người dân khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người… cần phải đến cơ sở y tế khám và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những điều nhất định phải biết khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng.

- Uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng ORS hàng ngày, tăng cường nước hoa quả ép như cam, bưởi, chanh, nước dừa, không uống rượu bia, café và các loại nước có gas.

- Súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng, không dùng bàn chải đánh răng đến khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.

Ảnh minh họa

- Chế độ dinh dưỡng

Nên: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường uống nhiều nước.

Không nên: Ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ (tiết canh, sô cô la, cà phê, các loại đậu sẫm màu..) vì dễ gây nhầm với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.

- Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi

Theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ngày, số lượng nước tiểu mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Chú ý tình trạng tri giác: tỉnh táo hay kích thích, lơ mơ và tình trạng xuất huyết nếu có: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đại tiện ra máu hoặc có phân đen, nôn ra máu, tiểu ra máu.

Lưu ý: Báo ngay nhân viên y tế khi có các dấu hiệu chảy máu: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen và tri giác lơ mơ.

Theo M.H (th)/Gia đình.net

Tin liên quan

Ngày 7/9, Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 cao nhất gần 4 tháng qua, thêm nhiều bệnh nhân nặng

Ngày 7/9 Việt Nam ghi nhận 3.878 ca COVID-19, tăng hơn 24 giờ trước đó 184 trường hợp. Đây là...

Thứ trưởng Bộ Y tế: Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vaccine phòng COVID-19 ảnh hưởng tới...

Trên thế giới, nhiều nước đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4, hơn 80 quốc gia đã tiêm...

Cách đánh bại hội chứng ‘sương mù não’ khiến bạn khó tập trung

Nếu bạn luôn trong trạng thái cố gắng để suy nghĩ một cách rõ ràng giữa đại dịch coronavirus, bạn...

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tai mũi họng thời điểm giao mùa

Thời tiết nắng, mưa bất chợt trong khoảng thời gian này làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý...

Người phụ nữ 45 tuổi ăn tỏi sống mỗi ngày để kháng viêm và chống ung thư: Sức khỏe sau...

Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng có phải “thần dược” giúp chống lại bệnh ung thư?

7 nhóm người dễ mắc căn bệnh ung thư số 1 Việt Nam

Tại Việt Nam, ung thư gan có số người mắc nhiều nhất, vượt qua cả ung thư phổi. Ung thư...

Sáng 7/9: Biến thể phụ BA.5 đang dần chiếm ưu thế, 3 yếu tố quan trọng trong điều trị COVID-19

Nước ta đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng,...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình