Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết tại Hà Nội, TP.HCM đều tăng, ngủ mắc màn hay phun thuốc muỗi là cách phòng sốt xuất huyết hiệu quả?

Bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, khi số ca mắc liên tục gia tăng tại Hà Nội và TP.HCM nhưng nhiều người còn chủ quan, thậm chí mắc sai lầm khi phòng và điều trị bệnh.

Theo thông tin trên báo Người Lao Động, theo Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 41.905 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 5 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 1,2 lần, tử vong giảm 6 ca.

Tại Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 1.283 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 39 ổ dịch, hiện còn 20 ổ dịch đang hoạt động. Số ca mắc sốt xuất huyết trong 2 tuần đầu tháng 7-2024 trên địa bàn cũng gia tăng hơn tháng 6 trước đó. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: Báo Tiền Phong. 

Tương tự, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM thông tin, trong tuần 29 năm 2024, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tăng 31% so với 4 tuần trước đó. Cụ thể, trong tuần 29 (từ ngày 15 đến 21-7), thành phố ghi nhận thêm 167 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, các quận, huyện có số ca mắc cao nhất gồm Quận 1, TP Thủ Đức và Quận 7. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 29 tại TP HCM là 4.599 ca.

Hiện TP HCM đang vào mùa mưa, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Ngành y tế kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để ngăn chặn dịch bùng phát.

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vật trung gian là muỗi vằn. Sau khi muỗi chích người bệnh sẽ mang mầm bệnh cho những người khỏe mạnh qua vết đốt. Vậy làm thế nào để chủ động phòng sốt xuất huyết tốt nhất? Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi nào truyền bệnh sốt xuất huyết?

Theo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết, muỗi này khi trưởng thành có vệt đen trắng. Sau khi sinh sản, ấu trùng sẽ phát triển thành muỗi sau 6 đến 8 ngày. Đặc biệt, loài muỗi này thích nghi với môi trường có nước sạch và bị thu hút bởi màu đỏ và đen.

Muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng khi mắc sốt xuất huyết ở người lớn khác trẻ nhỏ thế nào?

Theo Viện Pasteur TP.HCM, so với trẻ nhỏ, người lớn mắc sốt xuất huyết thường có những triệu chứng khác biệt hơn như: Thời gian sốt kéo dài 7 ngày hoặc hơn, thường kèm theo dấu hiệu xuất huyết da, chảy máu mũi, đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu... tình trạng xuất huyết kéo dài hơn sau ngày thứ 7 của bệnh.

Một vài thống kê về tỷ lệ xuất huyết nặng ở người lớn và trẻ em như sau: Xuất huyết nặng người lớn 50% (trẻ em 6,2%), xuất huyết âm đạo người lớn 52,8% (trẻ em 0%), xuất huyết chân răng người lớn 48,3% (trẻ em 10,4%), tiêu hóa người lớn 41,7% (trẻ em 16,7%), niêm mạc mũi người lớn 16,7% (trẻ em 6,3%), xuất huyết sau ngày thứ 7 là người lớn 40% (trẻ em 8,3%).

Mặc dù tỉ lệ xuất huyết ở người lớn cao hơn trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng sốc ở người lớn lại nhẹ và ít bị tái sốc hơn. Tương tự, tỉ lệ tử vong ở người lớn cũng thấp hơn trẻ nhỏ.

Mắc sốt xuất huyết rồi thì sẽ có kháng thể và không lo bị mắc lại?

PGS Nguyễn Duy Cường cho biết, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết dù cơ thể có tạo ra kháng thể, nhưng chỉ đặc hiệu với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Phun thuốc diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết vào thời gian nào là tốt nhất?

TS Nguyễn Văn Dũng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, quan niệm cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được là sai lầm. Để phun thuốc có hiệu quả và bảo vệ sức khỏe con người, tốt nhất nên phun vào buổi sáng. Đây là thời điểm có nhiều thời gian để vệ sinh trước khi phun như lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành. Ngoài ra loại muỗi này hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng (vì sau một đêm muỗi đã bị đói), vì thế phun vào buổi sáng là tốt nhất.

Phun thuốc diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết vào buổi sáng là tốt nhất. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi phun thuốc muỗi bao lâu thì có thể trở về nơi ở?

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các chuyên gia tư vấn, thông thường sau khoảng 30 - 45 phút kể từ khi kết thúc việc phun thuốc, người lớn có thể trở lại nhà sinh hoạt bình thường. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nên để sau 1 - 2 tiếng hoặc sau hẳn 1 buổi, ví dụ sáng phun thì chiều có thể về. Với công sở, trường học nên phun vào cuối tuần là tốt nhất. Lưu ý, trở về nhà sau khi phun thuốc muỗi cần vệ sinh lại sàn nhà, dụng cụ trong gia đình, nhất là đồ chơi trẻ nhỏ.

Đâu là biện pháp phòng sốt xuất huyết được Bộ Y tế khuyến cáo nên ưu tiên số 1?

Mặc dù tất cả các đáp án trên đều được khuyến cáo nên thực hiện để phòng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhưng theo Bộ Y tế, biện pháp ưu tiên số 1 là diệt loăng quăng, bọ gây. Theo đó, việc ngủ mắc màn chỉ phòng được bệnh khi ngủ, khi làm các hoạt động khác vẫn có thể bị muỗi đốt. Còn phun thuốc chỉ diệt được muỗi trưởng thành, không diệt được bọ gậy, loăng quăng. Do vậy, diệt loăng quăng bọ gậy là biện pháp tối ưu nhất, các gia đình hãy lật úp các dụng cụ chứa nước, thả cá vào bể nước hòn non bộ, vệ sinh lọ hoa, hốc chứa nước tủ lạnh…. 

Thiên An (TH)

Tin liên quan

Trị trào ngược dạ dày bằng gừng vừa nhanh vừa hiệu quả

Đây là cách trị trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản ngay tại nhà mà ai cũng nên biết...

Thiếu sắt có thể dẫn đến béo phì?

Thiếu sắt có thể phá vỡ hormone điều chỉnh sự thèm ăn, dẫn đến tăng cảm giác đói và ăn...

Những thực phẩm xuất hiện nhiều trong mâm cơm người Việt lại 'nuôi lớn' tế bào ung thư cực nhanh

Phần lớn người Việt vẫn không hề biết rằng 7 loại thực phẩm mà họ nạp vào cơ thể mỗi...

Các cách chữa gai cột sống hiệu quả nhất

Gai cột sống là căn bệnh thường gặp, nhất là với người hay mang vác nặng. Bài viết này sẽ...

Người đàn ông uống hoa đu đủ ngâm mật ong khiến men gan tăng gấp 1.000 lần, tiên lượng rất...

Người đàn ông có men gan tăng hơn 1.000 lần so với mức bình thường sau hai uống hoa đu...

Sai lầm nhỏ mà ít ai để ý khi rửa chén bát gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người

Rửa chén bát sai cách không chỉ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của dụng cụ ăn uống mà còn...

Uống cà phê có thể chữa được chứng đau nửa đầu?

Uống cà phê có thể chữa được chứng đau nửa đầu là do cách caffeine hoạt động trong não cho...

Tin mới nhất

8 thực phẩm chứa chất làm loãng máu tự nhiên giúp ngăn ngừa đột quỵ

12 giờ trước

Tại sao bạn nên rửa chuối sau khi mua về?

13 giờ trước

Món ăn tiếp tế ra miền Bắc trong những ngày lũ bỗng được nhiều chị em săn lùng tìm mua,...

14 giờ trước

5 lời khuyên về giảm lượng dầu ăn giúp bảo vệ sức khỏe

14 giờ trước

Bảo quản rau mùi đơn giản nhờ 3 mẹo vặt làm tại nhà

17 giờ trước

Món ngon mọc lên từ đất nhưng mang tên hoàng đế, giá đắt đỏ nhưng bán vẫn ‘đắt như tôm...

17 giờ trước

Loại bỏ độc tố trong thận chỉ với 7 loại trái cây, ai cũng tiếc 'hùi hụi' vì đã không...

17 giờ trước

Ăn khoai tây có tác dụng gì đối với sức khỏe?

17 giờ trước

Không bảo quản trong tủ lạnh, bánh chưng có 'tuổi thọ' bao lâu?

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình